Quy trình mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi chamnguyen1987, 12/6/21.

  1. chamnguyen1987

    chamnguyen1987 Thành viên cấp 1

    Quy trình mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật


    Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là một trong những ngành tương đối đặc biệt. Vì vậy, ngoài những yếu tố cần tuân thủ để đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý những yếu tố quan trọng để kinh doanh thuận lợi và bán hàng hiệu quả hơn.


    1. Nghiên cứu thị trường

    Nghiên cứu và đánh giá thị trường luôn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu giúp chủ kinh doanh có thể xác định được nhu cầu sử dụng cũng như tính cạnh tranh ở khu vực mà mình định kinh doanh.

    [​IMG]

    Hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường giúp đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng

    Để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi cụ thể như:

    • Các đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai?

    • Có nhiều hộ dân làm nông nghiệp, trồng trọt hay kinh doanh cây trồng không?

    • Có nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp hay thuốc bảo vệ thực vật không và khả năng cạnh tranh của bạn như thế nào?

    • Nhu cầu sử dụng của khách hàng ở khu vực này là những sản phẩm như thế nào? Có đa dạng không hay chỉ tập trung vào những thương hiệu quen thuộc?
    Hãy cố gắng làm rõ nhất có thể và trả lời câu hỏi chi tiết để đưa ra kế hoạch kinh doanh, tiếp cận cũng như nhập hàng một cách hiệu quả nhất.

    2. Nguồn vốn

    Nếu các loại hình kinh doanh khác tốn khá nhiều chi phí cho trang trí cửa hàng hay nội thất thì với kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhập hàng cũng như không gian và chế độ bảo quản để đảm bảo điều kiện vận hành lại chiếm phần lớn.

    Nguồn vốn ban đầu để mở cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thường trong khoảng 300 – 400 triệu đồng và tập trung ở các mục:

    • Chi phí nhập hàng

    • Chi phí thuê cửa hàng, mặt bằng, kho hàng

    • Chi phí cho trang thiết bị bảo quản và xử lý sự cố

    • Chi phí trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy in hóa đơn, két tiền, phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail,…

    • Vốn dự phòng
    3. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật

    Địa điểm kinh doanh thường phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn đã có sẵn mặt bằng hay chưa. Nếu chưa có và bạn phải đi thuê mặt bằng thì nghiên cứu thị trường nên là yếu tố bạn quan tâm để đảm bảo khả năng kinh doanh về sau.

    Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là những người nông dân với các sản phẩm liên quan đến trồng lúa, cây hoa màu, nông sản thì rõ ràng, khu vực bạn cần đặt cửa hàng nên là khu dân cư nghề chính là trồng trọt để tăng khả năng tiếp cận cũng như đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của bạn.


    Lựa chọn địa điểm kinh doanh nên dựa trên nhu cầu thị trường và khách hàng hướng đến

    Cùng với đó, bạn cũng cần chú ý đến vị trí cửa hàng, ví dụ nên ở ngoài mặt đường với giao thông thuận lợi để khách hàng vãng lai cũng có thể tìm thấy và ghé thăm. Đặc biệt, với đặc thù của cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, bạn cần đảm bảo kho hàng không được đặt gần nguồn nước hay nơi chế biến thức ăn, lương thực.

    4. Lựa chọn nhà cung cấp

    Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những loại hàng hóa mang tính độc tương đối cao. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín là yếu tố vô cùng quan trọng.

    Cùng với đó, theo dõi nhu cầu và xu hướng sử dụng của người tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố giúp chủ kinh doanh đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp và bán hàng dễ dàng hơn.

    5. Thu hút khách hàng

    Hầu hết, khách hàng của các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật là những người nông dân nên việc tiếp cận khách hàng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi đã có những đối thủ khác trên thị trường.

    Khi này, bạn có thể tiếp cận và biến khách hàng thành khách hàng quen của mình bằng nhiều chương trình ưu đãi hoặc chính sách bán hàng đặc biệt như: Vận chuyển và giao hàng tận nơi miễn phí, tư vấn cụ thể, chi tiết, cung cấp các dịch vụ thăm khám bệnh cho cây trồng.

    Cùng với đó, đặc thù khách hàng là những người làm nông nên nguồn thu của họ chủ yếu theo mùa vụ và ít người có thể trả chi phí cho một lần. Vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch thu hút khách hàng bằng cách hỗ trợ mua nợ để họ trở thành khách hàng thân thiết của cửa hàng.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần quản lý rõ ràng và chi tiết các khoản công nợ của từng khách hàng để theo dõi thu hồi kịp thời để đảm bảo nguồn vốn xoay vòng.


    Quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách giúp hạn chế thất thoát và kinh doanh dễ dàng hơn

    6. Quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật

    Đặc thù kinh doanh của cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật chính là sự đa dạng về sản phẩm cũng như thương hiệu. Việc quản lý quá nhiều rất dễ gây nên các vấn đề như tổn thất, sai sót và đặc biệt là quá hạn dùng. Đó là lý do mà một giải pháp quản lý đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng.

    Hạn sử dụng là vấn đề không hề đơn giản trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến hạn sử dụng của từng sản phẩm để loại bỏ cũng như có kế hoạch giải phóng tồn kho kịp thời.

    Quản lý công nợ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn theo dõi chi phí, doanh thu một cách chính xác cũng như đánh giá được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Công nợ cần quản lý bao gồm công nợ nhà cung cấp khi nhập hàng và công nợ khách hàng khi diễn ra các hoạt động mua – bán.

    Đối với cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail được xem là một trong những giải pháp toàn diện mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Với những tính năng đặc biệt, giúp cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật:

    • Bán hàng không cần nhớ giá, lưu trữ toàn bộ hóa đơn, thông tin mua hàng với nền tảng điện toán đám mây.

    • Biết ngay sản phẩm nào còn hay hết ngay trên màn hình quản lý, theo dõi từng lô nhập hàng khi bán hàng cho khách.

    • Tự động cộng, trừ khi có các giao dịch nhập/ xuất hàng theo thời gian thực và cảnh báo hàng sắp hết để có kế hoạch nhập hàng kịp thời.

    • Kiểm kho nhanh chóng, chính xác, chi tiết đến từng mã hàng, vị trí lưu kho giúp tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.

    • Lưu trữ toàn bộ hóa đơn, thông tin khách hàng để theo dõi công nợ hoặc xử lý khi có vấn đề phát sinh.

    • Quản lý toàn bộ nhà cung cấp, thời gian và lô nhập hàng để đánh giá chất lượng, khả năng hỗ trợ để xem xét yếu tố nhập hàng trong tương lai.

    • Theo dõi và nắm bắt hoạt động kinh doanh với hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo kho, báo cáo nhập hàng chi tiết. Giúp bạn theo dõi lãi lỗ và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
    Trên đây là những yếu tố chủ kinh doanh cần lưu ý khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cũng như trở thành đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật của các nhãn hàng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn lên kế hoạch và triển khai hiệu quả để kinh doanh thuận lợi nhất.
     

Ủng hộ diễn đàn