Tư vấn thiết kế xây dựng của một công trình.

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi songnam, 6/11/20.

  1. songnam

    songnam Mới đăng kí

    Tư vấn thiết kế xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới.

    Tư vấn thiết kế xây dựng hết sức quan trọng cho mỗi công trình, tư vấn sử dụng các sản phẩm, vật liệu có giá cả hợp lý nhưng vẫn phù hợp với đặc tính và công năng sử dụng của công trình mà vẫn đẹp, vẫn sang trọng.

    Thiết kế xây dựng có phạm quy bao hàm khá rộng lớn từ các công trình mang tầm chiến lược quốc gia như thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn các công trình dân dụng như xây dựng nhà ở, trường học… tất cả đều có điểm chung đó lài sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng đến một mục đích cụ thể nào đó, nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.

    Lực lượng tư vấn tích cực tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu đầu tư lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hay nói cách khác, thiết kế xây dựng là quá trình lập ra các bản vẽ, biểu mẫu, tính toán, đánh giá các chỉ tiêu để thuyết minh, biện chứng về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế của các hạng mục và các công trình xây dựng.

    Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau

    – Công nghệ thi công
    – Công năng sử dụng
    – Phương án thiết kế kiến trúc
    – Tuổi thọ công trình
    – Phương án thiết kế kết cấu
    – Phương án phòng cháy chữa cháy
    – Giải pháp bảo vệ môi trường
    – Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
    – Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng


    Việc tư vấn thiết kế hiệu quả sẽ làm giảm chi phí, thời gian cho Chủ đầu tư rất nhiều. Với dịch vụ đa dạng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. SONG NAM luôn được lựa chọn với sự uy tín, chất lượng và tác phong làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đang cần một nhà tư vấn cho công trình xây dựng của bạn đẹp, độc, sáng tạo và chất lượng hãy liên hệ công ty chúng tôi:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
    Hotline tư vấn : 0769.861.168
    Email: songnam09@gmail.com
     
    Last edited: 6/1/23
  2. songnam

    songnam Mới đăng kí

    Sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

    Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

    Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

    Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

    Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

    Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

    Khái niệm

    Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

    Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

    Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

    Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

    Nội dung

    Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

    Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

    Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

    Mục đích

    Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
     
    Last edited: 6/1/23
  3. songnam

    songnam Mới đăng kí

    Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.
    https://www.songnam.net/quan-ly-du-an-cung-la-mot-nghe/
     
  4. songnam

    songnam Mới đăng kí

    Tư vấn giám sát ( TVGS ) công trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường trong thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn giám sát không trực tiếp làm ra sản phẩm công trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một công trình xây dựng.

    Chưa bám sát hiện trường

    Thực trạng công tác tư vấn giám sát trong nước hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập ở các khâu đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, mức thu nhập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm trong công việc, xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu cực.

    [​IMG]

    Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn giám sát chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo.

    Công tác cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát được giao cho các địa phương thực hiện, tuy nhiên việc quy định điều kiện để cấp chứng chỉ còn hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để đảm bảo người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa vận hành hiệu quả.

    Việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, trong nhiều trường hợp tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.

    Một số tổ chức, cá nhân ( TVGS ) chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp còn phụ thuộc vào chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc.

    Mức thu nhập thực nhận đối với những cá nhân tham gia công tác ( TVGS ) đang còn thấp, chưa tương xứng khi làm việc trong lĩnh vực “nhạy cảm” này. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đội ngũ ( TVGS ) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ở một số trường hợp còn có hành vi tiêu cực, thông đồng, thỏa thuận với nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và xây dựng công trình.

    Chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm, do đó làm giảm tính răn đe và hiệu lực quản lý của pháp luật đối với hoạt động ( TVGS ).
     

Ủng hộ diễn đàn