- Hoạt động lần cuối:
- 11/3/22
- Tham gia:
- 26/5/21
- Số bài viết:
- 4
- Số lần "Thích" đã nhận:
- 0
- Điểm nhận Cup:
- 1
- Giới tính:
- Nữ
- Sinh nhật:
- 1/1/00 (Tuổi: 24)
- Trang chủ:
- https://tdcare.vn/
Tdcarevn
Mới đăng kí, Nữ, 24
- Hoạt động gần đây của Tdcarevn:
- 11/3/22
- Đang tải...
- Đang tải...
-
Giới thiệu
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 LÀ GÌ?
Đái tháo đường type 1 hay còn được gọi với cái tên bệnh tiểu đường trước đây còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường ở người trẻ. Bệnh đái tháo đường type 1 gây ra là do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin. Bình thường, insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, răng miệng… Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường gây ra là do tế bào β tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến không sản xuất insulin, làm glucose trong máu tăng cao. Tại sao tế bào β tuyến tụy bị phá hủy thì nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Có thể do Gen, virut, tự kháng thể… gây ra bệnh đái tháo đường type 1.
3. TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Các triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, trong vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua, hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh cúm. Triệu chứng đường huyết bao gồm:
Tiểu nhiều (đặc biệt là tiểu nhiều về đêm)
Khát nước: Bệnh nhân đi tiểu nhiều gây mất nước và kích thích làm bệnh nhân gây khát nước.
Giảm cân: Mặc dù bệnh nhân ăn rất nhiều và ngon miệng. Điều này xảy ra do bệnh nhân bị mất nước. Cũng có thể là do bệnh nhân bị mất tất cả đường vào trong nước tiểu thay vì sử dụng chúng.
Đói nhiều: Bệnh nhân cảm thấy đói vì cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
Nhìn mờ: Khi đường tích tụ trong mắt, làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, kéo thêm nước tự do vào trong nhãn cầu. Điều này làm thay đổi hình dạng nhãn cầu và làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân.
Bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi
Có thể có buồn nôn, ói mửa. là những triệu chứng nặng do đường huyết tăng rất cao.
4. CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1
Chỉ số đường huyết lúc đói > 125 mg/dl trên 2 lần xét nghiệm khác nhau. Đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl, kèm theo các triệu chứng kể trên. Test dung nạp 75g Glucose bằng đường uống, đường máu đo được >= 200mg/dl. Xét nghiệm ketone máu cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1. Xét nghiệm ketone máu nên được thực hiện vào những lần sau đây:
Khi lượng đường trong máu >= 240mg/dl
Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ
Khi xảy ra nôn, nôn mửa
Trong thời gian mang thai
Một số xét nghiệm miễn dịch khác: Kháng thể kháng tế bào tuyến tụy (+); anti GAD (+); đo insulin hoặc Peptit (thấp trong máu), chỉ số hba1c là gì.
5. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1
Mục tiêu điều trị trước mắt: Điều trị nhiễm ketone acid và đường huyết tăng cao trong máu (nếu có).
Mục tiêu điều trị lâu dài: kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.
Tự kiểm tra đường huyết máu
Tập thể dục
Chăm sóc bàn chân
Sử dụng insulinInteract