12 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TỪ OMEGA TƯƠI & CÁCH BỔ SUNG

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi sinhonline68, 22/4/19.

  1. sinhonline68

    sinhonline68 Mới đăng kí

    [​IMG]
    Omega-3 là một khái niệm chúng ta vẫn thường hay nhắc tới nhưng chưa nhiều người biết hết công dụng của chúng. Dưới đây là 12 công dụng chính mà bạn nên biết.
    Không phải chất béo nào cũng có hại cho cơ thể. Trong đó, axit béo omega-3 là một trong những loại chất béo tốt giúp giảm nguy cơ bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ và viêm khớp. Tuy nhiên, bạn cần ăn uống bổ sung vì cơ thể không thể tự sản sinh loại axit này.

    Omega-3 là gì?

    Omega-3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 được, do vậy cách duy nhất để cung cấp loại axit béo này cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm giàu omega-3. Có nhiều loại axit béo omega-3 nhưng có 3 loại phổ biến nhất là Ecosapentaenoic axit (EPA), Ecosapentaenoic axit (EPA) và Alpha lipoic axit (ALA).

    [​IMG]

    Bên cạnh omega-3, chúng ta cũng thường nghe nhắc tới omega-6 và omega-9. Omega-6 cũng là một axit béo không thể bão hòa. GLA trong omega-6 giúp chống viêm sưng, DGLA bảo vệ tim mạch và AA đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Omega-9 cũng là một axit béo không bão hòa nhưng cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất ra loại axit này. Omega-9 đóng vai trò quan trọng giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác.

    Tác dụng của omega-3

    Omega-3 mang lại những lợi ích không ngờ cho sức khỏe, không những ngăn ngừa nhiều bệnh mà chúng còn có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên khác.

    1. Ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch

    Đau tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nhiều thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát rằng những người ăn nhiều cá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với người bình thường. Sau đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này là do tác dụng của việc hấp thụ omega-3 từ cá.

    Vì vậy, các axit béo omega-3 được cho là mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch:
    • Triglycerides: dầu cá giúp giảm khoảng một lượng lớn – khoảng 15-30% – triglyceride trong cơ thể
    • Huyết áp: omega-3 trong dầu cá có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp
    • HDL-cholesterol: axit béo omega-3 giúp tăng lượng HDL-cholesterol (loại cholesterol tốt cho cơ thể)
    • Bệnh đông máu: omega-3 có thể giữ cho các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu có hại cho tim
    • Các mảng xơ vữa: dầu cá giúp các động mạch hoạt động bình thường và không bị tổn thương bằng cách ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch
    • Sưng viêm: axit béo omega-3 giúp giảm sự sản sinh ra một số chất gây hại cho tim giải phóng trong suốt quá trình chống lại chứng viêm
    2. Giảm mỡ trong gan

    Bệnh gan nhiễm mỡ mà tác nhân không phải do rượu là một căn bệnh rất phổ biến. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan mãn tính. Cung cấp đủ lượng omega-3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

    Việc bổ sung dầu cá cho cơ thể cũng sẽ giúp làm giảm hàm lượng triglycerides cao trong máu. Do đó, nguy cơ mắc các các vấn đề về tim mạch cũng sẽ giảm đi.

    3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Một giấc ngủ sâu là một trong những yếu tố cơ bản để có một sức khỏe tối ưu. Các nghiên cứu cho thấy bệnh thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác như béo phì, tiểu đường và trầm cảm. Thiếu hụt omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu hụt DHA còn làm giảm lượng hormone melatonin – hormone giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

    Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ đủ axit béo omega-3 ở cả trẻ em và người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.

    [​IMG]

    4. Tốt cho da

    DHA là thành phần cấu trúc của da, chịu trách nhiệm xây dựng các màng tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da.

    Một màng tế bào khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mịn, không nếp nhăn và không khô ráp. EPA cũng có tác dụng tích cực cho da, bao gồm:
    • Kiểm soát lượng dầu của da
    • Kiểm soát độ ẩm của da
    • Ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông – những vết sưng màu đỏ nhỏ thường thấy trên cánh tay
    • Ngăn ngừa da bị lão hóa sớm
    • Ngăn ngừa mụn
    5. Trị bệnh viêm khớp dạng thấp

    Hấp thụ các loại cá (EPA và DHA) thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong các béo còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm.

    6. Hỗ trợ điều trị trầm cảm

    Bệnh trầm cảm là một trong các chứng rối loạn thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước văn minh có dân số sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3 thì số lượng người mắc chứng trầm cảm ít hơn. Vì vậy, người ta cho rằng dầu cá có thể tăng cường hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

    7. Phát triển não bộ và cải thiện thị lực

    Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ.

    [​IMG]

    DHA cũng là thành phần cấu trúc chủ yếu của não bộ và võng mạc mắt. Khi không hấp thụ đủ DHA thì có thể bạn sẽ gặp phải các vấn đề về thị giác. Khi nạp đủ lượng omega-3 cơ thể cần sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng của mắt – một trong các nguyên nhân chính gây ra mù và tổn thương mắt vĩnh viễn.

    8. Trị bệnh thiếu chú ý và tăng động

    Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giảm các triệu chứng của bệnh thiếu chú ý và tăng động; đồng thời cải thiện các khả năng trí não như suy nghĩ, ghi nhớ, tiếp thu,… ở một số trẻ em. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Ngoài ra, các bác sĩ thường khuyến cáo dầu cá không phải là thuốc chữa bệnh và chúng ta không nên dùng dầu cá thay cho các loại thuốc khác.

    9. Cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh

    Những người mắc bệnh rối loạn tâm thần thường được phát hiện có lượng omega-3 trong cơ thể khá thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ đủ omega-3 có thể làm giảm trạng thái bất ổn của tâm lý và giảm tái phát bệnh ở những người mắc đồng thời bệnh tâm thần phân liệt và bệnh rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, uống dầu cá còn giúp giảm các hành vi bạo lực.

    10. Trị bệnh Alzheimer

    Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giúp bảo vệ não bộ khỏi bệnh Alzheimer (một dạng sa sút trí tuệ) cũng như bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, dầu cá còn có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện dần chứng mất trí nhớ do lão hóa.

    11. Giúp chống lại bệnh tự miễn

    Bệnh tự miễn là căn bệnh mà hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là các tế bào lạ và bắt đầu tấn công chúng. Bệnh tiểu đường loại 1 là một ví dụ điển hình. Căn bệnh này khiến cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy.

    Omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống lại các căn bệnh này và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cung cấp đủ lượng omega-3 thì rất cần thiết trong suốt năm đầu đời để giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn bao gồm bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tiểu đường tự miễn ở người trưởng thành và bệnh đa xơ cứng,…

    Ngoài ra, dầu cá còn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh luput (bệnh ban đỏ hệ thống nguy hiểm), thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (bệnh viêm mãn tính ở ruột) và bệnh vảy nến.

    12. Ngăn ngừa ung thư

    Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Từ lâu, dầu cá đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều dầu cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.

    Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh uống dầu cá cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và bệnh ung thư vú ở nữ giới.

    [​IMG]

    Bạn nên ăn gì để bổ sung omega-3?

    Axit béo Omega-3 có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các loại omega 3 tìm thấy trong cá, gọi là DHA và EPA. Đây là 2 loại có lợi cho sức khỏe nhất. Một dạng khác gọi là ALA được tìm thấy trong các loại dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi. Cơ thể cũng có thể biến đổi một số lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA.

    [​IMG]

    Nguồn thực phẩm chứa axit béo omega-3 DHA và EPA tốt nhất là cá. Một số loại cá chứa nhiều omega 3 hơn những loại khác bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá hồi hồ, cá mòi, cá cơm, cá ngừ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ về việc sử dụng omega-3 thì chúng ta nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần.

    Hiệp hội cũng khuyến cáo sử dụng 1 gam EPA cùng với DHA mỗi ngày đối với những người bị bệnh tim. Ăn cá chứa nhiều mỡ là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống viên nang dầu cá. Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều omega-3. Cá ngừ sống có nhiều omega-3 hơn cá ngừ đóng hộp. Lượng omega-3 trong một miếng thịt cá ngừ tươi là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.

    Tham khảo thêm những nguồn thực phẩm giàu omega-3, một trong số đó là cá hồi, loại cá quen thuộc với nhiều gia đình Việt.

    SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG BỔ SUNG OMEGA


    [​IMG]

    Lưu ý khi bổ sung OMEGA

    Dùng để ăn uống: Do hàm lượng dinh dưỡng rất cao, sử dụng không nên vượt quá 1 đến 2 thìa cafe một ngày đối với người lớn và không vượt quá 1 thìa cafe một ngày đối với trẻ em. Để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất là nên ăn trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn khi thức ăn còn ấm, không nên dùng để nấu nướng và nhiệt độ cao hơn 30 độ C .

    Làm dịu, chống viêm, hay chống táo bón: Sử dụng hàng ngày 1 thìa café, một lần 1 ngày.

    Điều trị mụn trứng cá, eczema, bệnh vẩy nến, mẩn đỏ, cháy nắng và bệnh rosacea, các mảng ngứa của bệnh chàm, da bị cháy nắng có thể chữa lành nhanh hơn khi sử dụng sản phẩm để điều trị bằng cách xoa trực tiếp lên vùng da.

    LƯU Ý

    Bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng không quá 2 tháng sau khi đã mở nắp .

    – Ngừng sử dụng sản phẩm nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

    – Chú ý sử dụng đúng liều lượng vì đây là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Khi dùng để chữa bệnh tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sản phẩm không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    – Không được dùng để nấu, mà chỉ thêm vào thức ăn sau khi đã nấu chín và để ấm.

    Sản phẩm có chứng nhận: PH EUR 8.2 – theo tiêu chuẩn dược điển Châu Âu.

    Những người không nên dùng dầu cá để bổ sung omega-3

    Dầu cá với nhiều công dụng đối với sức khỏe và được xem là nguồn bổ sung omega-3 rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được dầu cá.

    Với những ai có bệnh đường tiêu hóa, việc bổ sung quá nhiều dầu cá sẽ gây ra trướng bụng, đầy hơi khi không được tiêu hóa. Trẻ em dưới 15 tháng tuổi là đối tượng không nên sử dụng dầu cá vì mặc dù DHA có trong dầu cá rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhưng EPA sẽ gây hại cho các cơ quan của bé. Với các bà bầu, việc cung cấp dầu cá thô sẽ không tốt vì các kim loại nặng và chất ô nhiễm trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ. Mẹ bầu tốt nhất nên cung cấp axit này thông qua chế độ ăn các thực phẩm giàu omega-3.

    [​IMG]

    Đặc biệt nếu bạn bị dị ứng khi dùng dầu cá như bị nổi mẫn, viêm họng, buồn nôn, khó thở,… thì nên ngừng ngay lập tức. Nếu bạn cần bổ sung do nhu cầu đặc biệt của cơ thể thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn phù hợp.

    Các lưu ý khác

    Đối với hầu hết mọi người, thủy ngân trong cá không phải là mối bận tâm lớn về sức khỏe. Nhưng FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã có lời khuyên cho trẻ nhỏ và cho những phụ nữ có kế hoạch mang thai, đang mang thai, hoặc đang cho con bú về liều lượng khi tiêu thụ thực phẩm có omega-3 như sau:
    • Ăn từ khoảng 200-350 g cá mỗi tuần, 2-3 lần một tuần. Hạn chế ăn cá ngừ không quá 170 g mỗi tuần.
    • Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp, chẳng hạn như cá hồi, tôm, cá minh thái, cá ngừ (đóng hộp), cá rô phi, cá trê, và cá tuyết.
    • Tránh ăn cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
    • Nếu không thích ăn cá, bạn có thể nạp omega-3 từ thực phẩm bổ sung. Những người bị bệnh tim được khuyến khích sử dụng một gam mỗi ngày, nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng. Ở liều cao, omega-3 có thể gây trở ngại đối với một số loại thuốc hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu muốn bạn có thể đọc nhãn để tìm chỉ số của EPA, DHA hoặc ALA.
    • Bạn có thể bổ sung DHA từ tảo. Tảo được trồng đại trà nhìn chung được coi là an toàn. Tuy nhiên, tảo có màu xanh lá lẫn xanh dương có thể chứa độc tố. Những người ăn chay cũng có thể nạp ALA từ các loại thực phẩm như dầu canola, hạt lanh, quả óc chó, bông cải xanh, cải bó xôi – hoặc các sản phẩm có bổ sung omega-3.
    • Nhiều loại thực phẩm có bổ sung omega-3 để hỗ trợ sức khỏe của bạn. Nhưng bạn nên lưu ý rằng hàm lượng chứa trong các loại thực phẩm này rất ít. Chúng có thể chứa các dạng của omega-3 như ALA nhưng chưa cho thấy rõ lợi ích đối với sức khỏe giống như EPA và DHA. Vì vậy, uống bổ sung dầu cá sẽ hiệu quả hơn, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến liều lượng bổ sung.
    Omega-3 là một trong những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Nó không chỉ hạn chế các nguy cơ về tim mạch mà còn về cả tinh thần. Hãy thường xuyên bổ sung loại axit này cho cơ thể để giúp bản thân duy trì được một sức khỏe tốt và một tinh thần tươi mới nhé.
     

Ủng hộ diễn đàn