Không phải răng sứ nào cũng có độ bền, tuổi thọ vĩnh viễn, tuy nhiên bạn có thể gia tăng tuổi thọ, giữ độ trắng sáng chắc khỏe bằng cách sử dụng đúng phương pháp. Dưới đây là 4 Lưu ý sau khi bọc răng sứ nhất định bạn cần phải biết và thực hiện đúng. Lưu ý khi vừa hoàn thành bọc răng sứ Sau khi bọc răng sứ được gắn cố định, có nghĩa là việc phục hình răng đã hoàn tất, bạn có thể sẽ thấy xuất hiện những hiện tượng như viền nướu hơi tức, khó chịu, nướu có màu hơi tía nhẹ, hoặc có cảm giác hơi ê buốt do chất liệu của vật liệu gắn răng sứ tiếp xúc với ngà răng. Nếu những triệu chứng này giảm dần trong vòng 24h thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là bạn đã được chụp răng sứ thẩm mỹ đúng quy trình. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm đi thì các bạn nên lập tức đến nha khoa Delia để các bác sĩ kiểm tra lại và có biện pháp can thiệp nhanh chóng. Lưu ý chăm sóc răng sứ hàng ngày Sau 24h bọc răng sứ, răng bắt đầu ổn định vị trí và chắc khỏe, tuy nhiên để có độ bền tốt nhất việc chăm sóc hằng ngày cũng rất quan trọng. Cách vệ sinh răng đúng cách sau khi bọc sứ Chải răng đúng cách: việc chăm sóc, vệ sinh răng sứ sau khi bọc không khác gì răng thật bình thường. Cần chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, kem đánh răng không chứa fluoride, ít nhất hai lần mỗi ngày để bảo vệ răng sứ và giữ răng luôn sạch sẽ. Sử dụng chỉ nha khoa: để làm sạch các kẽ răng, tránh thức ăn giắt vào phần nướu hay kẽ răng gây sâu răng. Thỉnh thoảng trước khi đánh răng bạn có thể dùng ngón tay mát xa để máu dưới phần nướu lưu thông được tốt hơn. Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để làm sạch miệng và ngăn sự hình thành của vi khuẩn gây sâu răng. Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống có đường có thể gây hại cho răng sứ và gây viêm nhiễm nướu. Chế độ ăn uống phù hợp sau khi bọc răng sứ Răng sứ có độ bền khá tốt và độ chịu lực cao hơn cả răng thật nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần chú ý trong ăn uống: Hạn chế hường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng và dai, bởi theo thời gian, khi chịu tác động mạnh quá nhiều, răng sứ cũng trở nên kém bền chắc hơn. Những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng không tốt cho răng, vì vậy bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn này. Tránh những thói quen gặm, nghiến, và ngoại lực trên răng sứ, tránh gặm cắn những vật cứng hoặc sử dụng răng để mở nắp chai, vì điều này có thể gây sứ răng bị vỡ hoặc bong ra. Hạn chế tiếp xúc với thức ăn và chất màu sẽ nhuộm răng: Thuốc lá, cà phê, nước trà, nước ngọt có ga và thức ăn chua hay các thức uống có hàm lượng axit cao có thể gây ố vàng răng sứ. Sau khi tiêu thụ những thức ăn này, hãy rửa miệng hoặc sử dụng nước súc miệng để giảm tác động. Kiểm tra răng sứ định kỳ theo yêu cầu bác sĩ Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần là việc bạn không nên bỏ qua sau khi bọc răng sứ. Đặc biệt, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong khi ăn nhai… thì bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa để các bác sỹ kiểm tra và sớm có biện pháp khắc phục. Thăm khám thường xuyên giúp nha sĩ kiểm tra lại độ sát khít của viền nướu, xem phần nướu có hồng hào hay không và điều trị nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến răng sứ. Trong trường hợp răng sứ bị nứt, vỡ cần tháo phần răng sứ ra và phục hình lại từ đầu mà hoàn toàn không thể chỉnh sửa như phương pháp hàn trám răng. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ đối với trường hợp bọc sứ tại nha khoa không uy tín chất lượng hay lựa chọn răng sứ không đảm bảo: Làm răng sứ xong bị ê buốt kéo dài không khỏi Làm răng sứ xong bị hôi miệng Làm răng sứ xong bị đen nướu Bọc răng sứ bị viêm lợi Răng sứ bị hở, bị cộm hay bị rơi ra,…. Tham khảo thêm: Sau bọc răng sứ nên làm gì