Hiện nay tại nhiều địa phương, “cò đất” đã hướng dẫn người mua lập vi bằng mua bán đất để thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, đây là hành vi không đúng quy định và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua. Vậy khi lập vi bằng mua bán đất, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này. Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này nhé! >>> Xem thêm: Môi giới công chứng hiện nay 1. Vi bằng không thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền, phạm vi, giá trị pháp lý của vi bằng như sau: “2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác” Theo đó, vi bằng không thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. >>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở uy tín tại Hà Nội 2. Không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau: “5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.” Căn cứ theo quy định trên, cấm Thừa phát lại lập vi bằng để: Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. 3. Những sự kiện về nhà đất được lập vi bằng Mặc dù không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau: – Xác nhận tình trạng nhà, đất. – Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. >>> Xem thêm: Cần phải lưu ý gì trước khi đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng ? – Ghi nhận việc đặt cọc,… 4. Thủ tục lập vi bằng 4.1. Thủ tục Bước 1: Người có nhu cầu đến Văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng Bước 2: Thỏa thuận Bước 3: Tiến hành lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật hành động của mình. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng. 4.2. Những lưu ý khi lập vi bằng Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý và yêu cầu người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng thừa phát lại và ghi vào sổ được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau đó được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. >>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất Hà Nội Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập thì Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Như vậy, trên đây là 6 điều bạn cần biết về mua nhà vi bằng để tránh bị lừa. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com