Một khảo sát của do Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện cho thấy, 78% thanh thiếu niên tuổi từ 12-17 có điện thoại di động. Và trẻ không chỉ sử dụng điện thoại để gọi cho bố mẹ. 1/4 trẻ vị thành niên có thể truy cập Internet. Vậy tác hại của điện thoại như nào? Tập trung nhìn màn hình điện thoại trong nhiều giờ liền có thể gây khô mắt, mờ mắt, đỏ mắt và thậm chí có thể khiến mắt có cảm giác bỏng rát. Màn hình di động nhỏ hơn so với màn hình máy tính, điều đó có nghĩa là bạn có nhiều khả năng phải nheo mắt và căng mắt khi đọc tin nhắn. Vì thế, bất cứ ai nghiện điện thoại thông minh đều có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về mắt. Thanh thiếu niên hầu hết đều nghiện việc nhắn tin. Nhắn quá nhiều tin mỗi ngày có thể dẫn tới tổn thương ở gân cổ tay đối với trẻ vị thành niên. Nó có thể gây đau ở bàn tay, lưng và cổ do tư thế nghèo nàn. Nó cũng có thể dẫn đến suy giảm thị lực và thậm chí là cả chứng viêm khớp. Bị trầm cảm và hạn chế khả năng giao tiếp Nghiện điện thoại di động tự nó không phải là một rối loạn, nhưng theo nghiên cứu thì sự thôi thúc, ép buộc dùng điện thoại liên tục làm cho con người trở nên căng thẳng. Nhiều người cảm giác nếu không có điện thoại di động thì họ sẽ bị cô lập, cô đơn, và cảm thấy buồn chán. Do lệ thuộc quá nhiều vào điện thoại di động nên con người thiếu kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi. Khả năng giao tiếp suy giảm do smartphone. Nguồn ảnh: Internet Ảnh hưởng đến học tập, công việc Điện thoại di động được xem là công cụ hữu ích nhưng một khi lạm dụng thì hiệu quả lại trái ngược. Đối với những người mắc chứng nghiện, nó chiếm mất nhiều thời gian, gây mất tập trung, giảm hiệu suất tổng thể cả trong công việc hàng ngày lẫn học tập so với nhóm dùng điều độ. >> Nghe điện thoại nhiều có ảnh hưởng gì không