Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường hãy đi khám ngay lập tức. Vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới từng bộ phận trên cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bức ảnh này sẽ giúp bạn hiểu được biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ảnh hưởng tới tim Tim và toàn bộ hệ thống mạch máu chịu ảnh hưởng đầu tiên khi bạn mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ bị đột quỵ và đau tim lên tới 70%. Ảnh hưởng tới mắt Bệnh tiểu đường cũng làm tổn hại tới mắt. Một trong những biến chứng phổ biến là võng mạc tiểu đường, làm phá hủy các mạch máu trong võng mạc mắt. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn tới đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Ảnh hưởng tới thận Đường máu tăng cao gây cản trở quá trình lọc của cầu thận và phá hủy bộ lọc. Khi thận bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận. Ảnh hưởng tới hệ thần kinh Biểu hiện đặc trưng thường hay gặp phải như: tê bì chân tay, mất cảm giác, kiến bò… Nếu không chú ý có thể dẫn tới các nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là hoại tử chân. Nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết liệu đã đủ? Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt chỉ số HbA1c để phòng ngừa các biến chứng Việc kiểm soát đường huyết là cần thiết nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu điều trị. Đó chính là lý do mà rất nhiều người bệnh có lượng đường máu ở “vùng an toàn” nhưng biến chứng vẫn xuất hiện. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết: Biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đo mà thôi. Vì vậy để kiểm soát biến chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm phản ánh lượng đường trong máu trong suốt một thời gian dài (ba tháng) như xét nghiệm Glycated Hemoglobin Testing, viết tắt là HbA1c. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cứ giảm HbA1c được 1% thì giảm nguy cơ biến chứng vi mạch tới 20%-30% (bao gồm biến chứng ở võng mạc, thần kinh và tổn thương ở cầu thận), 43% nguy cơ cắt cụt chi và 16% nguy cơ suy tim. Trên thực tế, chỉ có khoảng 18% người bệnh kiểm soát tốt chỉ số HbA1c. Xét nghiệm này nên được thực hiện ba tháng/lần, duy trì dưới 6,5% và không cần thực hiện lúc đói. Các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa biến chứng người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả. Nổi bật là các thảo dược Khổ qua, tảo Spirulina. Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy sau 12 tuần điều trị khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), qua đó giảm đáng kể nguy cơ biến chứng mắt, thận, thần kinh. Tảo Spirulina được coi như “thần dược” giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, chống lão hóa, bảo vệ gan và các tế bào thần kinh, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra, dược liệu quý này còn giúp bổ sung nguyên tố vi lượng, bồi bổ sức khỏe, thích hợp với đối tượng ăn uống kiêng khem như người bị tiểu đường. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều trường hợp tự ý mua và sử dụng thảo dược nhưng lại dùng không đúng cách dẫn đến “tiền mất tật mang”, bởi nhiều thảo dược có thể bị trộn lẫn chất bảo quản rất khó phát hiện, thu hái không đúng thời điểm làm cho lượng hoạt chất không đủ dẫn đến hiệu quả khi sử dụng cho người tiểu đường chưa được cao. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng các sản phẩm gồm các thảo dược tự nhiên đã qua kiểm chứng lâm sàng, vừa an toàn, tiện lợi, dễ sử dụng vừa mang lại hiệu quả cao cho người dùng