Bọc răng sứ bị đau khi nhai và không ngon miệng chắc chắn là một trải nghiệm không ai muốn trải qua khi đầu tư một số tiền không nhỏ để thẩm mỹ và phục hình chức năng cho răng. Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta cần biết để có thể khắc phục và điều trị dứt điểm. Giải pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng bọc răng sứ bị đau khi nhai Nếu bạn gặp tình trạng bọc răng sứ bị đau khi nhai, giải pháp hiệu quả và an toàn nhất chính là đến nha sĩ để thăm khám trực tiếp, phát hiện chính xác vấn đề và điều chỉnh một cách kịp thời. Tránh rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe răng miệng. Trước hết, hãy liên hệ với bác sĩ và mô tả tình trạng, nếu đó là biểu hiện thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số giải pháp tại nhà và cảm giác đau sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời, ngay cả khi cảm giác đau đã hết đi, bạn vẫn nên tái khám để theo dõi và kiểm tra, đảm bảo răng sứ vẫn ổn định. Khi tình trạng đau nhức vẫn kéo dài, hãy nhanh chóng đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Sử dụng thuốc giảm đau Các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều hoặc tác động phụ. Nếu cơn đau không quá nhiều, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này. Chườm đá lạnh Để giảm đau tạm thời, bạn có thể đặt đá lạnh vào một khăn mềm và áp lên vùng bên cạnh răng sứ bị đau. Tuyệt đối không nên áp đá lạnh trực tiếp lên răng sứ để tránh làm tăng cảm giác đau và ê buốt. Súc miệng bằng nước muối Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch vùng quanh răng sứ. Hòa 2 thìa muối biển vào nước ấm và súc miệng 2,3 lần trong ngày hoặc hơn. Sử dụng hàm bảo vệ Nếu nguyên nhân gây đau là do tật nghiến răng, hàm bảo vệ răng như máng chống nghiến có thể giúp tránh va chạm trực tiếp vào răng sứ và giảm đau. Thăm khám nha khoa điều trị Nếu đau nhức kéo dài và liên quan đến việc bọc răng sứ không đúng kỹ thuật hoặc lệch khớp cắn, bạn cần đến nha khoa để được điều chỉnh hoặc sửa chữa răng sứ. Nha sĩ có thể tháo răng sứ để điều trị và sau đó lắp lại. Nếu tình trạng đau liên quan đến bệnh lý răng miệng như sâu răng hoặc viêm nha chu, bạn cần điều trị các vấn đề này trước khi tiến hành bọc răng sứ. Tuân thủ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng Tránh ăn thức ăn quá dai hoặc cứng, và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn vi khuẩn phát triển và gây đau. Lưu ý rằng việc tư vấn và thăm khám nha khoa vẫn là quan trọng để xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng đau và tìm giải pháp phù hợp, tránh làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi tự ý điều trị. Tại sao bọc răng sứ bị đau khi nhai? Nguyên nhân do đâu? Bọc răng sứ bị đau khi nhai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn của bác sĩ không cao nên bọc răng sứ sai kỹ thuật. Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ cần kiểm tra và điều trị hoàn toàn bệnh lý răng miệng, đảm bảo răng và nướu thật sự khỏe mạnh và đủ điều kiện thực hiện bọc sứ. Nếu bác sĩ vẫn cố tình chồng lớp sứ lên răng khi răng bị tổn thương, cảm giác đau nhức và đau khi nhai sẽ rất nhanh chóng kéo đến. Sau khi mới bọc sứ xong, răng sứ mới có thể chưa kịp thích nghi với nướu nên tạo cảm giác hơi ê và đau khi ăn nhai. Thời gian này, người dùng nên ăn uống những thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh tạo cảm giác áp lực lên răng hay bắt răng phải nhai cắn quá nhiều, quá mạnh. Sau khoảng 1,2 tháng đầu tiên, răng sứ sẽ dần thích nghi, ổn định, quen dần với nướu và có thể ăn nhai như răng thật. Bọc răng sứ nhai bị đau có thể do sai sót trong quá trình bọc sứ. Quy trình bọc sứ rất phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao mới có thể có độ hoàn thiện tốt. Nếu không rất dễ xảy ra tình trạng cộm, cấn, lệch khớp cắn, gây đau và khó khăn khi ăn nhai, thậm chí có thể biến chứng gây chết tủy. Khi tay nghề bác sĩ không tốt, việc mài men răng sai tỷ lệ chắc chắn sẽ xảy ra. Răng có thể bị mài quá nhỏ, quá sâu, không những làm cấu trúc răng thật bị yếu và tổn thương, đường hoàn tất xâm phạm vào khoảng sinh học, làm tổn thương nghiêm trọng đến nướu răng. Một đặc điểm dễ thấy nữa ở các nha khoa không uy tín ngoài tay nghề bác sĩ chính là sử dụng các chất liệu sứ giá rẻ, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng. Đa số khách hàng khi bọc các loại sứ giá rẻ, sứ kim loại sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh đột ngột. Tại cơ sở nha khoa không uy tín, các trang thiết bị và vật liệu không đạt chuẩn và cũng không đầy đủ. Ngay cả chất lượng keo nha khoa sử dụng khi lắp răng sứ cũng không đảm bảo, dễ gây viêm nhiễm, răng nhanh bị bung, lệch và thậm chí rơi ra ngoài, làm lộ cùi răng thật tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Tham khảo thêm: Bọc răng sứ bị đau khi nhai