Tủy răng là một bộ phận cực kỳ quan trọng chứa dây thần kinh cũng như mô liên kết của răng. Chính vì thế dù có mong muốn thẩm mỹ răng sứ nhưng rất nhiều người quan ngại phương pháp này sẽ phải lấy tủy, gây ra cảm giác đau, khó chịu. Vậy sự thật bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách trọn vẹn nhất. Bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Lấy tủy răng được xem là một thủ thuật loại bỏ mô bên trong – phần mô này thường bị hư hại, nhiễm trùng. Trong quá trình lấy tủy răng bác sĩ sẽ khoan một lỗ vào chiếc răng bị tổn thương. Tiếp theo họ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy hết tủy chân và tủy buồng, tạo hình ống tủy rồi nong rửa sạch. Kế đến bác sĩ sẽ dùng vật liệu hàn tủy để hàn kín răng và chọn mão sứ lên trên để tăng thêm độ ổn định. Nếu như không thực sự cần thiết thì bác sĩ sẽ không tự lấy tủy vì răng sau khi lấy tủy sẽ yếu và không còn chắc chắn như trước. Nếu bạn đang thắc mắc bọc răng sứ có cần lấy tủy không thì câu trả lời chính là tùy thuộc vào trường hợp cụ thể cũng như răng bạn đang đối diện với những bệnh lý gì. Tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp răng bị hư hỏng và tổn thương quá nặng mới tiến hành lấy tủy trước khi bọc sứ. Còn lại đại đa số trường hợp bọc làm răng sứ không lấy tủy. Khi nào không cần lấy tủy bọc răng sứ? 3 trường hợp bọc răng sứ không lấy tủy Không phải trường hợp nào cũng cần phải lấy tủy trước khi bọc sứ, sau đây là một số trường hợp bạn có thể bọc răng sứ thoải mái mà không cần phải lấy tủy. Răng nhiễm màu, ố vàng Hiện nay có rất nhiều giải pháp khôi phục hàm răng trắng sáng tuy nhiên để loại bỏ những vết ố vàng thực sự là một “bài toán vô cùng nan giải” đối với nhiều người. Những phương pháp làm trắng sáng thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng ố. Nhưng không phải là không có cách khắc phục triệt để. Hiện nay bọc sứ được xem là sự lựa chọn hàng đầu đối với những trường hợp răng ố vàng nặng và đương nhiên không cần phải lấy tủy. Khi bọc răng ố vàng, bác sĩ sẽ không can thiệp vào bên trong tủy của răng mà chỉ mài một lớp mỏng khoảng 0.5mm bên ngoài cùi sao cho đảm bảo mão sứ có thể vừa khít. Dù ố vàng diện rộng, răng chỉ cần đảm bảo chắc khỏe là hoàn toàn có thể tiến hành bọc sứ được. Răng bị sứt mẻ ở mức độ nhẹ Nếu chỉ nứt mẻ răng ở mức độ nhẹ, việc bọc sứ là điều mà bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến để cải thiện tính thẩm mỹ cho răng. Bọc mão sứ vào những chiếc răng sứt mẻ cũng là cách khôi phục khả năng ăn nhai của người làm, bảo vệ răng tránh khỏi vi khuẩn gây hại. Quy trình bọc sứ cho răng sứt mẻ cũng sẽ không can thiệp sâu vào trong tủy răng. Do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn thẩm mỹ bọc sứ cho răng sứt mẻ của mình. Răng mọc lệch, lộn xộn ở mức độ nhẹ Ngoài ra việc răng mọc lệch, lộn xộn ở mức độ nhẹ cũng là trường hợp bạn hoàn toàn có thể bọc sứ không tác động tới tủy. Vấn đề răng mọc lộn xộn phần nhiều là do cấu trúc hàm hoặc cấu trúc răng gây ra. Do đó quá trình bọc sứ sẽ được tiến hành như bình thường, chứ không hề can thiệp gây ra ảnh hưởng tới tủy của răng. Tuy nhiên bọc sứ chỉ có hiệu quả trong trường hợp răng mọc lộn xộn, lệch ở mức độ nhẹ. Nếu răng lệch ở mức độ nghiêm trọng hơn, bọc sứ sẽ không phát huy tác dụng. Thay vào đó bạn nên cân nhắc chuyển sang phương pháp niềng răng sẽ hiệu quả hơn. Khi nào lấy tủy bọc răng sứ? 3 trường hợp bọc sứ cần phải lấy tủy Bọc răng sứ không phải lúc nào cũng cần phải lấy tủy. Tuy nhiên dưới đây là 3 trường hợp bạn cần phải lấy tủy trước khi bọc sứ: Răng bị sâu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy Với những trường hợp răng sâu đã “ăn mòn” đến tủy, việc chữa tủy trước khi bọc sứ là điều tất yếu phải thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, sau đó họ sẽ loại bỏ hết toàn bộ những mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử. Răng sau đó sẽ trở nên yếu, dễ vỡ và giòn hơn. Chính vì thế bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc sứ ngay sau đó. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ răng chắc khỏe và được duy trì dài lâu trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên với trường hợp răng sâu quá nghiêm trọng không thể chữa tủy việc bọc sứ sẽ không còn tác dụng nữa. Thay vào đó bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhổ và trồng răng theo phương pháp Implant. Kỹ thuật trồng răng Implant được đánh giá là hiện đại, không gây đau nhức hay khó chịu cho bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện. Một điểm sáng của phương pháp nữa chính là có thể khôi phục răng như mới, khi nhìn bằng mắt thường khó có thể phát hiện ra răng giả. Răng bị chấn thương nặng, chịu tác động lớn Chấn thương hay chịu tác động lớn là yếu tố khách quan mà bạn không thể tránh được. Trong trường hợp răng bị tổn thương bởi những tác động lớn khiến cho răng bị sứt mẻ, lún, ê buốt, đau kéo dài,.. khả năng cao sẽ cần phải chữa tủy trước rồi mới tiến hành bọc sứ. Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng vật liệu nha khoa để phục hồi răng lung lay hoặc sứt mẻ. Răng khấp khểnh, món, hô ở mức độ nặng Ngoài ra còn có một trường hợp khác cần lấy tủy trước khi bọc sứ. Đó chính là răng bị lệch, bị hô mức độ nặng. Khi đó răng sẽ bị nghiêng ngả nên khó tránh khỏi việc ảnh hưởng đến tủy khi bác sĩ tiến hành mài cùi răng. Chính vì thế để hạn chế tổn thương tủy, bác sĩ sẽ lấy tủy trước rồi mới thực hiện quy trình bọc răng sứ. Tham khảo thêm: Bọc răng sứ có cần lấy tủy không