Khi bắt tay vào kinh doanh, chắc hẳn mọi chủ đầu tư đều kỳ vọng rằng doanh nghiệp của mình sẽ phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khiến không ít công ty, tập đoàn phải hứng chịu thất bại. Bài viết này sẽ tổng hợp 9 nguyên nhân làm doanh nghiệp phá sản, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. >>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất Hà Nội 1. Lỗ hổng trong quản lý Quản lý hay quản trị là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mọi doanh nghiệp. Các-mác từng nhận định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung […] Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”. Cụ thể, chức năng của nhà quản lý bao gồm việc xác lập mục tiêu, phương hướng hành động; tổ chức thực hiện thông qua việc lãnh đạo, giao việc, trao quyền, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy, nếu quản lý yếu kém thì bộ máy sẽ không thể vận hành trơn tru và thất bại của doanh nghiệp là hệ quả tất yếu. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý, các nhà quản trị cần không ngừng trau dồi về tư duy, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn và phẩm chất. >>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở uy tín tại Hà Nội 2. Nguồn nhân lực chưa đủ mạnh Nhân sự là lực lượng nòng cốt, là động lực phát triển, là chiếc chìa khóa dẫn đến cánh cửa thành công cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, năng động, sáng tạo,… thì hiệu suất làm việc sẽ luôn được đảm bảo. Ngược lại, đội ngũ nhân sự mỏng hoặc chưa vững về chuyên môn, nghiệp vụ,... chắc chắn sẽ không thể hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần có quy trình tuyển chọn kỹ càng, đào tạo bài bản cũng như đầu tư vào việc chiêu mộ và giữ chân người tài. >>> Xem thêm: Công việc của trưởng phòng kinh doanh là gì? 3. Không lập kế hoạch kinh doanh Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp; đưa ra các phương hướng kinh doanh và chiến lược để thực hiện các mục tiêu. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải thực tế dựa trên những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại, và có dự tính trong tương lai. Những thành phần chính cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh gồm: mục tiêu, phân tích thị trường, nguồn lực tài chính, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu và chi phí,… 4. Không chuẩn bị đủ vốn Một nguyên nhân phổ biến khác khiến doanh nghiệp thất bại là thiếu vốn hoạt động. Những người lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh thường không hiểu rõ cách vận hành của dòng tiền; đưa ra dự trù nguồn vốn để khởi nghiệp quá thấp, hoặc đặt ra kỳ vọng quá cao vào doanh thu bán hàng. Chủ doanh nghiệp cần xác định nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần tính toán và cân nhắc thời gian có thể thu hồi vốn. Nghĩa là nguồn vốn cần chuẩn bị phải đủ để trang trải tất cả chi phí cho đến khi hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận. >>> Xem thêm: Cần phải lưu ý gì trước khi đi công chứng? 5. Mở rộng phát triển quá nhanh Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp thất bại khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng. Họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn. Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp “trẻ”. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp. >>> Xem thêm: Môi giới công chứng Trên đây là 5 nguyên nhân làm doanh nghiệp phá sản. Hy vọng bạn đọc sẽ chắt lọc và rút ra cho mình những bài học hữu ích. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com