Cloud Server là gì? Lợi ích của nó đối với doanh nghiệp.

Chủ đề thuộc danh mục 'Hosting - Domain' được đăng bởi hoatran25553, 4/5/23.

  1. hoatran25553

    hoatran25553 Mới đăng kí

    1. Khái niệm Cloud Server là gì?

    [​IMG]
    Cloud Server là máy chủ ảo (virtual server) được tạo ra thông qua việc sử dụng tài nguyên của một mạng lưới các máy chủ được liên kết với nhau qua internet.

    Cloud Server mang đến cho người dùng sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc quản lý và triển khai ứng dụng website hoặc các dịch vụ khác.

    2. Lợi ích - Cloud Server

    [​IMG]
    Ưu điểm

    Mở rộng linh hoạt: Cloud Server cho phép bạn dễ dàng tăng hay giảm lượng tài nguyên như CPU, RAM, ổ cứng,... theo nhu cầu sử dụng của bạn mà không cần thay đổi như máy chủ vật lý, tiết kiệm chi phí đầu tư.

    Ví dụ: website của bạn có lượng truy cập tăng lên, bạn tăng tài nguyên như CPU, RAM, băng thông và lưu trữ để giúp website của bạn hoạt động ổn định và không bị quá tải.

    Độ tin cậy cao: Cloud Server xây dựng trên nền tảng các máy chủ mạnh mẽ và được quản lý bởi các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm. Giúp trang web của bạn hoạt động liên tục mà không lo bị gián đoạn

    Bảo mật tốt: Đơn vị cung cấp Cloud Server thường có các lớp bảo mật chuyên nghiệp như kiểm tra định danh, tường lửa, chống tấn công DDoS, mã hóa dữ liệu đảm bảo an toàn và độ bảo mật cho dữ liệu của bạn.

    Chi phí phù hợp: Với Cloud Server, bạn chỉ trả tiền cho số lượng tài nguyên sử dụng và không cần phải đầu tư vào phần cứng vật lý hay bảo trì máy chủ.

    Khả năng truy cập khắp thế giới: Cloud Server giúp bạn truy cập vào các ứng dụng và dữ liệu của mình từ bất kỳ đâu, bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, giúp tăng tính di động và linh hoạt trong công việc.

    Ví dụ: Bạn truy cập vào trang web Thương Hiệu Việt từ bất kỳ đâu trên thế giới có kết nối internet, giúp bạn quản lý và cập nhật trang web của mình dễ dàng hơn.

    Nhược điểm:

    Phụ thuộc vào internet: Cloud Server phụ thuộc vào kết nối internet để hoạt động, nên rất dễ bị gián đoạn nếu mạng bị lỗi dẫn đến lượng truy cập giảm.

    Quản lý và giám sát phức tạp: quản lý và giám sát tài nguyên trên Cloud Server phức tạp hơn so với quản lý một máy chủ vật lý.

    Riêng tư và an ninh dữ liệu: Việc lưu trữ dữ liệu trên Cloud Server có thể đối mặt với một số vấn đề liên quan đến riêng tư và an ninh dữ liệu.

    Chi phí không ổn định: Nhà cung cấp dịch vụ này có thể thay đổi đột ngột hoặc phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như nguồn cung và nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp của bạn sở hữu Cloud Hosting thì giúp bạn thiết kế website cao cấp được và còn thực hiện SEO tổng thể hiệu quả, tham khảo bảng báo giá seo tổng thể.

    3. Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server hiện nay (Theo Fpt cloud)
    • FPT Smart Cloud.
    • Microsoft
    • Google Cloud Platform
    • VMware Cloud.
    • Oracle.
    • Amazon Web Service.
    4. Sự khác nhau của Cloud Server và Server vật lý
    Cloud Server và Server vật lý là hai loại hệ thống máy chủ được sử dụng để lưu trữ và quản lý website. Tuy nhiên, hai loại máy chủ này có một số khác biệt như sau:
    • Cơ chế lưu trữ: Server vật lý sử dụng các ổ cứng và bộ vi xử lý được lắp đặt trên một máy chủ duy nhất, còn đối với Cloud Server sử dụng nhiều máy chủ ảo được phân nhiều vùng địa lý khác nhau.
    • Khả năng mở rộng: Cloud Server cho phép bạn mở rộng tài nguyên theo nhu cầu của bạn sử dụng, trong khi đó Sever vật lý có giới hạn tài nguyên mà bạn có thể sử dụng.
    • Độ tin cậy: Cloud Server đảm bảo độ tin cậy và khả năng hoạt động ổn định hơn so với Server vật lý, do sử dụng cơ chế phân tán tài nguyên.
    • Bảo mật: Cloud Server cung cấp tính năng bảo mật cao hơn, đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng, trong khi đó Server vật lý có thể dễ dàng bị tấn công và mất dữ liệu.
    • Chi phí: Cloud Server thường có chi phí cao hơn so với Server vật lý do sử dụng công nghệ đắt tiền và cơ chế phân tán tài nguyên.
    • Quản lý: Server vật lý yêu cầu người dùng có kỹ năng quản lý máy chủ để cài đặt và điều hành, nhưng Cloud Server được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức quản lý.
    5. Các loại Cloud Server
    Public Cloud Server: là dịch vụ đám mây chung, bạn thuê tài nguyên theo nhu cầu và trả tiền cho nhà cung cấp.

    Private Cloud Server: là dịch vụ đám mây riêng, do người dùng tự quản lý và điều hành, giúp kiểm soát và bảo vệ dữ liệu của người dùng.

    Hybrid Cloud Server: Kết hợp giữa Public Cloud Server và Private Cloud Server, cho phép bạn sử dụng các tài nguyên từ cả hai loại dịch vụ.

    Community Cloud Server: là dịch vụ đám mây được sử dụng chung bởi các tổ chức hoặc công ty cùng ngành hoạt động.

    Managed Cloud Server: là dịch vụ đám mây được quản lý và điều hành bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây chuyên nghiệp, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức quản lý.

    Virtual Private Cloud Server: là dịch vụ đám mây được tạo ra thông qua kỹ thuật ảo hóa, cho phép bạn tạo ra một môi trường đám mây riêng tư với tính bảo mật cao.

    6. Phần kết
    Thương Hiệu Việt chia sẻ để các bạn những thông tin về Cloud Server là gì? Lợi ích mà đem lại cho việc sử dụng Cloud Server cho doanh nghiệp của bạn.

    Phân biệt được sự khác nhau giữa Server vật lý và Cloud Server. Có nhiều loại Cloud Server khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn cho phù hợp
     

Ủng hộ diễn đàn