Hiện nay, có rất nhiều hình thức để vay tiền trong đó hình thức cắm đồ, cắm tài sản vẫn là một trong những hình thức phổ biến nhất. Thông thường thì người dân sẽ lựa chọn hình thức cắm xe, cắm laptop, điện thoại,… nhưng cũng không ít người lựa chọn cắm sổ đỏ để vay tiền. Vậy dưới góc độ pháp lý, liệu người dân có được phép cắm sổ đỏ tại tiệm cầm đồ để vay tiền hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Bạn đang cần được tư vấn dịch vụ sổ đỏ miễn phí ? 1. “Cắm” là cầm cố hay thế chấp? Việc xác định “cắm” đồ là cầm cố tài sản hay thế chấp tài sản rất quan trọng, bởi lẽ liên quan đến nghĩa vụ các bên phải thực hiện, đồng thời sẽ giúp các bên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp nếu có tranh chấp. “Cắm” đồ không phải là thuật ngữ phải lý mà chỉ là cách nói hàng ngày của người dân. Tiếp cận dưới góc độ thực tế có thể thấy “cắm” đồ là cầm cố tài sản vì khi “cắm” người cắm phải giao tài sản đó cho cửa hàng cầm đồ. Tóm lại, “cắm” đồ là cầm cố tài sản vì bên cắm giao tài sản cho cửa hàng cầm đồ (thế chấp không giao tài sản mà chỉ giao giấy tờ và đăng ký thế chấp nếu luật có quy định, ví dụ như thế chấp nhà đất). >>>> Xem thêm: Miễn phí công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội 2. Có được cắm Sổ đỏ tại cửa hàng cầm đồ để vay tiền? Như đã phân tích ở trên, cắm đồ là cầm cố tài sản; nghĩa là đối tượng cầm cố phải là tài sản. Tuy nhiên, Sổ đỏ, Sổ hồng không phải là tài sản. 2.1. Có được cắm sổ đỏ không khi Sổ đỏ không phải là tài sản? Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Theo đó, mặc dù Sổ đỏ, Sổ hồng là vật nhưng không phải là tài sản vì không đáp ứng được các thuộc tính của tài sản. Tuy pháp luật không có điều khoản nào quy định hay giải thích cụ thể về thuộc tính của tài sản nhưng từ góc độ nghiên cứu và thực tế để trở thành tài sản phải có đủ các thuộc tính sau: (1) Con người có thể chiếm hữu được. (2) Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể. (3) Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản. (4) Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng). Trong các thuộc tính trên thì Sổ đỏ không đáp ứng được thuộc tính thứ (4), vì khi Sổ đỏ bị cháy, hư hỏng, mất,… thì tài sản vẫn còn tồn tại và quyền sử dụng đất của người dân không bị mất đi (chỉ cần đề nghị cấp lại sổ). >>>> Xem thêm: Top những văn phòng công chứng quận Hoàng Mai uy tín nhất 2.2. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Bên cạnh quy định giải thích Sổ đỏ không phải là tài sản như trên, Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” Nói tóm lại, Sổ đỏ, Sổ hồng là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. >>> Xem thêm: Tính phí công chứng theo quy định mới nhất hiện nay Như vậy, trên đây là quy định giải đáp cho vướng mắc: Cắm Sổ đỏ tại cửa hàng cầm đồ để vay tiền được không? Theo đó, dưới góc độ pháp lý không được cầm cố Sổ đỏ để vay tiền dù trên thực tế vẫn xảy ra rất phổ biến. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com