Mua chung cư đang thế chấp ngân hàng là hình thức mua bán có sự tham gia của 3 bên: Người mua nhà, ngân hàng và người bán đang có tài sản thế chấp. Bằng việc mua bán này, người mua tiết kiệm được một khoản chi phí, tuy nhiên cũng kèm theo nhiều rủi ro! Vậy chung cư đang thế chấp liệu có mua bán được hay không? Quy định pháp luật về điều này như thế nào? Thủ tục để mua bán chung cư đang thế chấp ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tại Hà Nội 1. Có được mua bán chung cư đang thế chấp không? Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự khẳng định: “Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.“ Theo quy định này, sau khi thế chấp căn hộ chung cư tại ngân hàng thì người thế chấp không được bán cho người khác trừ trường hợp được bên ngân hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu bên phía ngân hàng không đồng ý cho mua bán căn hộ chung cư đang thế chấp tại ngân hàng thì các bên có thể thực hiện thanh toán toàn bộ khoản vay với ngân hàng để nhận Sổ đỏ, xoá đăng ký thế chấp và làm thủ tục mua bán căn hộ chung cư. Lưu ý: Nếu ngân hàng không đồng ý, các bên tuyệt đối không nên lập vi bằng để mua bán căn hộ chung cư đang thế chấp tại ngân hàng bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro. 2. Thủ tục mua bán chung cư đang thế chấp thế nào? 2.1. Ngân hàng đồng ý cho các bên mua bán chung cư Mặc dù quy định là thế nhưng thực tế có rất ít ngân hàng đồng ý cho các bên mua bán khi chung cư đang còn thế chấp tại ngân hàng. Nếu đồng ý, ngân hàng cũng sẽ yêu cầu các bên ký văn bản cam kết ba bên về việc mua bán tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Theo đó, các bên sẽ ký văn bản thoả thuận để bên mua trả nợ thay cho bên bán. Hết thời gian trả nợ, ngân hàng sẽ làm thủ tục giải chấp và bên mua sẽ công chứng hợp đồng mua bán và sang tên Sổ đỏ cho mình. >>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bởi theo Điều 370 Bộ luật Dân sự, bên có nghĩa vụ trả nợ có thể chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác nếu được phía ngân hàng đồng ý. Tuy nhiên, trường hợp này luôn có nhiều rủi ro với cả bên ngân hàng và bên mua chung cư. 2.2 Ngân hàng không đồng ý hoặc các bên thoả thuận bên thế chấp trả hết nợ và thực hiện mua bán Trong trường hợp này, hai bên mua bán sẽ lập hợp đồng đặt cọc để bên thế chấp trả hết nợ cho ngân hàng. Các bên lấy Sổ đỏ cùng thông báo giải chấp và thực hiện thủ tục công chứng, sang tên Sổ đỏ. Cụ thể các bước thực hiện như sau: Bước 1: Hai bên mua bán lập hợp đồng đặt cọc Để thực hiện đặt cọc mua bán chung cư, các bên có thể công chứng hoặc không công chứng hợp đồng đặt cọc. Nếu công chứng, các bên phải thực hiện theo thủ tục sau đây: Hồ sơ cần chuẩn bị – Giấy tờ về quyền sở hữu chung cư: Do căn hộ đang được thế chấp nên giấy tờ về quyền sở hữu chung cư sẽ là Sổ hồng photo công chứng, hợp đồng thế chấp căn hộ chung cư… – Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn… của hai bên mua và bên bán. >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm ngoài giờ tại Hà Nội Nơi công chứng: Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng Thời gian công chứng: Cũng giống như các giao dịch khác, theo khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng 2014, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc. Nếu phức tạp thì thời hạn kéo dài không quá 10 ngày làm việc. Bước 02: Giải chấp và xoá đăng ký thế chấp Sau khi nhận được tiền đặt cọc, bên mua ngay lập tức thực hiện các thủ tục giải chấp để lấy bản chính Sổ đỏ ra khỏi ngân hàng. Khi nhận được Sổ đỏ, các bên thực hiện thủ tục xoá đăng ký thế chấp. Bước 03: Ký hợp đồng mua bán chung cư Khi lựa chọn công chứng hợp đồng mua bán chung cư thì các bên thực hiện theo thủ tục sau đây: – Hồ sơ chuẩn bị: Sổ đỏ (bản chính), giấy tờ nhân thân. – Địa điểm công chứng: Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng. >>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê - cho mượn bất động sản Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề mua bán chung cư đang thế chấp. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Tết đến mông rồi các bạn ạ. Đây là thời điểm giày da nam lên ngôi với doanh số bán hàng tăng chóng mặt, đó là bởi tết là thời gian kết hợp tốt nhất của vest và giày da, phải không? Có rất nhiều phong cách phối hợp phù hợp với từng dáng vest và thị hiếu của các quý ông. Vậy hôm nay mình chia sẻ cách phối giày da với vest nhé. Bạn là người cá tính và muốn nổi bật trong đám đông, chọn lựa hàng đầu cho bạn là kiểu giày bóng mũi nhọn. Còn nếu bạn là người trầm tính thì nên lựa chọn mẫu giày có độ bóng vừa phải thôi nhé. Đối với người đàn ông năng động, trẻ trung thì khi phối hợp vest, bạn nên chọn cho mình một mẫu giày bata để hợp với hình mẫu cansual, và dĩ nhiên, bạn phải thay mẫu quần âu bằng quần jean kiểu cách rồi. Bạn thích phong cách classic, hãy phối hợp với kiểu giày Oxford mũi tròn, buộc dây nhé. Bạn cũng có thể chọn mẫu giày Derby cổ điển như một sự lựa chọn an toàn cũng giống như chọn giày màu đen vậy, dù mặc theo phong cách nào hay vest màu gì thì giày màu đen đều phối hợp được. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một đôi giày màu nâu, thì bạn nên thử diện chúng với những bộ vest sáng màu, kết hợp cùng phụ kiện cùng tông màu như thắt lưng, ví cầm tay màu nâu. Mình bảo đảm bạn sẽ luôn nổi bật đấy. Nếu chưa biết lựa chọn giày ở đâu, và cần từ vấn, hãy nhớ đến DIOGINI nhé. Xem nhiều mẫu giày cao cấp nhập khẩu Italy tại website: diogini . vn