Bản sao chứng thực từ bản chính (bản sao y bản chính) được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. Vậy có thể dùng bản sao y bản chính đó để chứng thực không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Những lưu ý khi đi công chứng và chứng thực 1. Dùng bản sao y bản chính để chứng thực được không? Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP). Theo đó, phải hiểu rằng bản sao y bản chính chỉ có giá trị pháp lý như bản chính trong trường hợp sử dụng để đối chiếu trong các giao dịch. >>>> Có thể bạn quan tâm: Biểu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2023 Đồng thời, Điều 18 Nghị định 23 nêu rõ các loại giấy tờ, văn bản được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính: - Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; - Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Như vậy, chỉ có bản chính giấy tờ, văn bản mới được dùng để chứng thực bản sao từ bản chính. Còn bản sao y bản chính không thể dùng thay cho bản chính để chứng thực một lần nữa được. 2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. - Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự). - Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp. >>>> Xem thêm: Tư vấn dịch vụ sổ đỏ trọn gói miễn phí tại Hà Nội Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau: - Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định; - Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. - Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. - Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. >>>> Xem thêm: Thứ 7, chủ nhật văn phòng công chứng có làm việc không? Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết: Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Nếu cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu thì được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Có thể dùng ảnh chụp hoặc bản sao y từ bản chính để chứng thực hay không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com