Con bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản cha mẹ để lại không?

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi Ngochuyenvpcc123, 24/1/24.

  1. Ngochuyenvpcc123

    Ngochuyenvpcc123 Mới đăng kí

    Trong bối cảnh hiện tại, đã xảy ra nhiều hiện tượng con cái có hành vi bất hiếu với cha mẹ như: chửi bới, đánh đập... Vậy những đứa con có hành vi bất hiếu này có được thừa kế tài sản cha mẹ để lại không?

    >>> Gợi ý: Sao y bản chính là gì? Sao y chỉ sử dụng được trong vòng 6 tháng?

    1. Con bất hiếu có mất quyền thừa kế không?
    Hiện nay có hai hình thức nhận quyền thừa kế di sản cha mẹ để lại là để lại theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Do đó, tùy từng trường hợp, con bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản không sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

    1.1 Chia thừa kế theo di chúc
    Khi thừa kế được chia theo di chúc nghĩa là thừa kế được chia theo ý chí của cha mẹ - người có tài sản. Người lập di chúc có quyền để lại tài sản cho ai hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của ai (căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2015).

    Theo đó, nếu con cái bất hiếu làm cha mẹ không muốn để lại tài sản của mình cho con thì phải thể hiện nội dung này trong di chúc.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người con phải thuộc trường hợp không phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
    • Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động
    • Cha mẹ
    • Vợ chồng
    Như vậy, nếu tài sản thừa kế được chia theo di chúc, di chúc được lập hợp pháp thì khi con bất hiếu với cha mẹ, cha mẹ hoàn toàn có quyền không cho người con này được hưởng di sản thừa kế mà mình để lại.

    1.2 Chia thừa kế theo pháp luật
    Khi di sản được chia theo pháp luật đồng nghĩa chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định.

    Trong đó, con bao gồm con đẻ, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự) nên sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp:

    >>> Gợi ý: Công chứng ngoài trụ sở trái luật - tiềm ẩn rủi ro gì?

    - Từ chối nhận di sản: Đây là quyền của người thừa kế nhưng người này không được từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ do người để lại di sản để lại (Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015).

    - Người không được quyền hưởng di sản: Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự, con cái bất hiếu với cha mẹ cũng có thể là một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản nếu:

    • Đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ.
    • Ép cha mẹ hoặc lừa dối, ngăn cản để cha mẹ lập di chúc.
    • Đã bị kết án về việc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ.
    • Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ…
    Lưu ý: Người con trong các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản nếu cha mẹ biết hành vi của người con nhưng vẫn để lại di chúc cho.

    Như vậy, từ các phân tích trên có thể thấy, nếu con cái bất hiếu và thuộc các trường hợp không được hưởng di sản ở trên thì sẽ không được nhận di sản thừa kế từ cha mẹ trừ trường hợp:
    • Cha mẹ có biết về việc đó nhưng vẫn để lại di chúc cho con bất hiếu.
    • Không có bằng chứng chứng mình hành vi bất hiếu của con cái thuộc các trường hợp không được hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 ở trên.
    2. Con cái bất hiếu bị phạt như thế nào?
    Bất hiếu vẫn là từ ngữ thường dùng để chỉ hành vi người con không có “hiếu” với cha mẹ. Trong đó, việc có hiếu thường được áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể, tùy theo tập quán và quan niệm của cha mẹ.

    Dưới góc độ pháp luật, Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, con cái phải thực hiện các bổn phận của minh với cha mẹ như hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…

    [​IMG]

    Đồng thời, các hành vi bạo lực gia đình cũng là một trong những biểu hiện của việc con cái bất hiếu: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa cha mẹ; lăng mạ, chì chiết hoặc cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm cha mẹ; bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc, không nuôi dưỡng cha mẹ; đuổi cha mẹ ra khỏi nhà là chỗ ở hợp pháp của cha mẹ trái pháp luật…

    >>> Gợi ý: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật có làm việc không?

    (nội dung nêu tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)

    Theo đó, tùy vào mức độ, người con có hành vi bất hiếu có thể chịu mức xử phạt khác nhau:

    Bị xử phạt hành chính

    Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, con cái bất hiếu mà có các hành vi như đánh đập gây thương tích cho cha mẹ sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

    Nếu dùng gậy, que hay các công cụ, vật dụng khác gây thương tích cho cha mẹ hoặc không kịp đi cấp cứu, không chăm sóc cha mẹ điều trị chấn thương do bạo lực gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng trừ trường hợp cha mẹ từ chối.

    Nếu đối xử tồi tệ như bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét… cha mẹ thì người con bất hiếu có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Khi mức độ bất hiếu nghiêm trọng thì người con có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội:

    • Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất là đến 03 năm;
    • Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù cao nhất là 05 năm.
    (căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015)

    >>> Gợi ý: Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không? Công chứng hợp đồng đặt cọc ở đâu thì uy tín?

    Trên đây là quy định về vấn đề: Con bất hiếu có mất quyền thừa kế không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Ủng hộ diễn đàn