cửa võng nhà cổ

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 28/1/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    cửa võng nhà cổ
    Bạn biết đến cửa võng? Nhưng lại không biết chúng dùng vào những vị trí nào là phù hợp và có những điểm gì đặc biệt. Để hiểu rõ hơn thế giới đồ thờ nói chung và sản phẩm cửa võng nói riêng, chúng ta hãy thử bàn luận sâu hơn về chủ đề cửa võng và vai trò của nó đối với các nhà cổ như thế nào nhé.

    Nhắc lại đôi chút về cửa võng, đây là vật liệu được làm từ gỗ, do 3 khung gỗ chính ghép lại tạo, có trạm khắc và kết hợp sử dụng họa tiết đính kèm tạo thành hình chữ “M”. Tùy vào sự tài hoa khéo léo của người thợ cũng như văn hóa miền quê khác nhau mà cửa võng trang trí khác nhau, nhưng chủ yếu là linh vật rồng, phương, lân, quy hay hoa lá đối xứng tạo nét cong mềm mại trên thân gỗ.
    Thông thường bộ hoành phi câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn son thếp vàng trang trí cho gian giữa của phòng thờ. Phần điểm xuyết mang tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là: Cửa võng. Mẫu Cửa võng chạm phúc cổ chạm thủng rất tinh sảo. Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các nghệ nhân có tay nghề cao đục chạm.
    Cửa võng không sử dụng cho cửa nhà người sống mà được dùng để trang trí các không gian thờ cúng, chùa chiền, miếu những khu vực dành cho người đã khuất tạo bức tranh cổ kính về nơi thờ tự. Cửa võng đặt ở vị trí phía ngoài, cách sập thờ hoặc án gian chừng 40cm – 60cm tùy diện tích căn nhà. Một số giá đình có thể làm thành một bộ để phía sau tượng thờ và phía trước tựa như một ngôi nhà của người quá cố vậy.
    Nói về nhà cổ, đây là những ngôi nhà lâu năm như nhà thờ họ, từ đường, nhà thờ tổ, đền đã xây dựng từ những năm của thế kỷ 19, 20. Tồn tại ở những nơi này là các bức tượng của người được thờ cúng bao gồm ông, bà tổ tiên, thành hoàng, thánh mẫu, quan lại có đóng góp cho làng xã…Nét văn hóa kiến trúc của tất cả những nơi này đều mang vẻ trầm mặc, cổ kính, nghi ngút khói hương thể hiện tín ngưỡng tâm linh cùng tấm lòng con cháu dành cho người mất.

    Vai trò của cửa vòng trong nhà cổ như một “bức chắn hờ” ngăn cách giữa bên ngoài và chỗ yên vị của di ảnh, tượng thờ. Người bước từ ngoài vào điện thờ sẽ đứng trước cửa võng cách chừng 20cm khấn vái và thăp nhang. Bát nhang được đặt phía bên trong cửa võng, cách mép ngoài 10 – 15cm. Một số nơi sơn son thiếp vàng hay đỏ cho cửa võng nhằm làm nổi bật hình ảnh này, đồng thời phía trong chính điện các bộ hoành phi câu đối cũng mang màu sắc tương tự.
    Tóm lại, cửa võng là bộ phận không thể thiếu trong các nhà thờ cổ, thể hiện truyền thống văn hóa cổ xưa của con người, những giá trị tốt đẹp ấy còn lưu truyền đến ngày nay. Nhiều cửa võng được làm tỉ mỉ, chau chuốt từng đường nét như lưu giữa tinh hóa văn hóa Việt trên từng sản phẩm.
    * Lưu ý khi đặt làm cửa võng

    Vì không phải làm rồi không thích là có thể thay thế nên quí khách hãy cân nhắc thật kỹ khi bắt đầu công việc.

    + Thứ nhất,đây là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo,làm theo không gian nên không hề có sẵn.Chính vì vậy quí khách hãy đặt trước ít nhất 40 ngày.(đảm bảo gỗ và các nước sơn khô tự nhiên )

    + Thứ hai,chất liệu gỗ và độ dày phải phù hợp,gỗ khô tự nhiên không tẩm sấy,có thể kể đến gỗ mít,dổi,vàng tâm..ưu điểm ít cong vênh mối mọt,nhẹ,đồ bền cao

    + thứ ba,trước khi tiến hành sơn gỗ phải đảm bảo khô tự nhiên,đủ bảy nước sơn lót mới tiến hành cầm thếp vàng bằng sơn ta (hiện nay có hiện tượng một số cơ sở thếp vàng bằng keo công nghiệp dùng cho trang trí phào chỉ trong các ngôi nhà hiện đại,sau 5 hoặc 7 năm vàng sẽ tự tiêu, mô hình chỉ đảm bảo với nội ngoại thất mà không đảm bảo với đồ thờ).

    + Hãy trao đổi với xưởng để được tư vấn,vì quí khách rất hay mắc lỗi này đó là nhà thờ tư gia lại đục theo lối của nhà thờ hay Đình,Chùa và ngược lại.

    + Giá cả luôn quyết định chất lượng của sản phẩm.
     

Ủng hộ diễn đàn