Cửa võng tứ linh Thông thường bộ hoành phi câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn son thếp vàng trang trí cho gian giữa của phòng thờ. Phần điểm xuyết mang tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là: Cửa võng. Cửa võng thường làm theo lối chạm thủng, cũng có khi thấy chỉ đục “nẩy nền”. Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các nghệ nhân có tay nghề cao đục chạm. Hiện nay cửa võng có thường được đục trạm theo những mẫu: chạm hổng hiểu, mai điểu, tứ linh hóa, cửu long trân châu, thiều châu… Đa số cửa võng như một điểm nhấn của kiến trúc thường được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim. Trải theo thời gian các cửa võng cổ còn đến nay nom rất đẹp mà vẫn giữ nguyên được những đường nét đục chạm và lớp sơn sơn thếp vàng. Thương hiệu và kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất điêu khắc đồ gỗ thủ công Mỹ Nghệ, với đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao và thừa hưởng sự tinh tế của làng nghề truyền thống Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. chuyên sản xuất, chế tác Tượng Phật, Đồ Thờ Tượng Phật cao cấp cùng rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác trên mọi miền tổ quốc. Có nhiều cách tính giá cửa võng để nhà xưởng, thợ làm thi công, và thường là tính theo chiều dài cửa võng. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý đơn giá và cách đo. Phổ biến nhất là đơn giá cho chiều dài cửa võng tính theo kẹt ngang, không tính đuôi. Cách tính giá cửa võng thứ hai là đơn giá nhân với chiều dài cửa võng trong đó hai đuôi tính làm 1. Tùy theo cách đo cửa võng mà báo đơn giá cửa võng theo mét dài sẽ khác nhau, giá đo theo kẹt ngang sẽ cao hơn giá đo toàn bộ cửa võng, nhưng là cố định, và công bằng đối với cả khách và thợ. Cách tính giá hai đuôi chập một thường tạo ra cách hiểu khác nhau về đuôi cửa võng đối với cả gia chủ và thợ.