cửa võng tứ linh hóa

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 7/1/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Các mẫu cửa võng đẹp mà mọi người thường thấy trong đó có Cửa võng Tứ Linh Hóa cùng xưởng sản xuất đồ thờ Trần Hùng cùng tìm hiểu hoa văn Tứ Linh Hóa là gì nhé


    Cửa võng bằng gỗ


    Cửa võng là một đồ thờ phổ biến, có hình dạng như một cánh cửa phủ rèm, rủ xuống nhẹ nhàng, thường được làm bằng gỗ dổi, gỗ mít, vàng tâm,… Cửa võng có thể được lắp đặt ở các không gian thờ như nhà thờ họ, gian thờ tổ tiên, đền, đình, chùa, miếu,… Không gian thờ được lắp đặt thêm cửa võng sẽ làm tăng vẻ trang nghiêm, uy nghi và cổ kính hơn hẳn so với các không gian thờ thông thường.


    Cửa võng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thức và họa tiết, tùy theo nhu cầu của người đặt hang. Bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một kiểu họa tiết đẹp, ý nghĩa, mang chiều sâu văn hóa được sử dụng trong việc chạm trổ cửa võng, đó là họa tiết Tứ Linh Hóa.



    Cách nhận biết hoa văn họa tiết Cửa Võng Tứ Linh Hóa.


    Trong việc chạm khắc họa tiết đồ gỗ mỹ nghệ nói chung và cửa võng nói riêng, thi thoảng ta bắt gặp hình ảnh con rồng được ẩn hiện qua hình ảnh cây trúc cây mai, hay hình ảnh rùa được ẩn nấp sau lá sen mà nhiều người không biết gọi tên đó là kiểu họa tiết hoa văn như thế nào, Theo như nghệ nhân Trần Quang Hùng, sinh ra và lớn lên gắn bó gần cả cuộc đời với Làng Nghề Mỹ Nghệ Sơn Đồng đã chế tác và sơn son thếp vàng cho hàng ngàn sản phẩm tâm linh , tín ngưỡng chia sẻ về tên gọi Tứ Linh Hóa và vì sao lại gọi vậy. Để tìm hiểu về loại hoa văn này, chúng ta cần tìm hiểu về Tứ linh và Tứ quý.


    Tứ linh là gì ?


    Tứ linh vật bao gồm Long – Lân – Quy – Phụng. Theo quan điểm Trung Quốc là đại diện của 4 vị thần 4 phương là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước của Trung Hoa. Mỗi loài linh vật đều mang ý nghĩa phong thủy riêng.


    Hình tượng tứ linh được sử dụng và khắc họa khá phổ biển trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ kinh đô, đền chùa cho đến nhà dân như một hiện trạng sống động của 4 linh vật này trong tâm thức người Việt. Các vật phẩm khắc tứ linh đều có độ khó và độ tinh xảo cao do phải khắc họa tới 4 hình tượng trên một vùng không gian nhỏ. Hơn nữa các linh vật này đều có những chi tiết đòi hỏi phải được khắc họa chính xác nên thời gian thực hiện những sản phẩm này cũng lâu hơn và giá trị cũng cao hơn rất nhiều.


    Tứ quý là gì ?


    Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế hàn tam hữu), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Tính chịu lạnh của tùng, trúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.


    Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» (bốn người quân tử)


    Tranh tứ quý không chỉ là tranh diễn họa sự vật mà chủ yếu còn chứa đựng những hàm ý về thời gian và cuộc sống.


    Thời gian ở đây không phân định theo tuyến tính mà có tính chất luân hồi, sự vật hữu sinh hữu diệt cũng như có nhân ắt có quả và tiếp nối theo nhau tạo nên sự đa dạng cho sự sống. Thơ Đường có câu:


    Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ


    Nguyệt chiếu diên diên vọng tương tư.


    Nghĩa là: Con người đời này qua đời khác tiếp nối vô cùng cũng như trăng sáng thời nào cũng soi rọi.


    Như vậy, ở đây khái niệm “người” đã được đồng hóa với cỏ cây, sông núi vạn vật hay ngược lại cỏ cây, sông núi, vạn vật cũng là chúng sinh như người và cũng mang những nội hàm phẩm chất tiêu biểu. Vì thế, cỏ cây trong tranh tứ bình- tứ quý được mô phỏng để chỉ phẩm chất con người. Đó là tính cách đẹp đẽ, những điều tốt lành, sự phóng khoáng, hào sảng, là đặc tính hướng vọng đến sự thoát tục, thanh cao, hay còn gọi là “hướng thượng”.



    Cửa Võng Tứ Linh Hóa là gì


    Tứ Linh hóa chính là sự kết hợp giữa Tứ Linh và Tứ Quý một cách hài hòa làm sao cho hình ảnh tứ linh và tứ quý điều ẩn hiện lên sản phẩm thờ cúng. tâm , linh tín ngưỡng nhưng không làm mất đi thần thái uy nghi vốn có của Tứ Linh cũng không mất đi sự mảnh mai duyên dáng của Tứ Quý.


    Tại sao lại phải đục Cửa võng Tứ Linh Hóa không để đục Tứ linh Thật


    Để trả lời cho câu hỏi này Nghệ nhân Trần Quang Hùng đã trả lời như sau: Ngày xưa người dùng ưa thích các sản phẩm đục thật tứ linh và tứ quý riêng biệt nhưng cùng với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển , trình độ nghệ nhân càng tăng cao các nghệ nhân đục rồng, phượng hạ đổ cong vênh giống với thật hình ảnh sắc nét sản phẩm tinh tế hơn nhưng con cháu nhỏ nhìn thấy lại sợ hãi mỗi khi bước vào phòng thờ cúng, nơi tâm linh thế nên để làm giảm điều đó đi cũng như vẫn mang được sự sắc sảo trong từng chi tiết đục các nghệ nhân đã lồng ghép hài hoài giữa Tứ Linh và Tứ Quý lại với nhau để tạo ra sản phẩm Tứ Linh Hóa như ngày nay.


    Cửa Võng Tứ Linh Hóa thể hiện được mong muốn nào của Người Việt


    Với sự uy nghi của Tứ Linh với sự mảnh mai thanh thoát của Tứ Quý hòa quyện lại với nhau được Tứ Linh Hóa. Các sản phẩm đồ thờ như cửa võng Tứ Linh Hóa thể hiện mong muốn được thần linh những vì sao tinh tú của đất trời những gì tốt nhất của vũ trụ vĩnh hằng hòa quyện hài hòa, an bình yên ổn, cũng như đưa các mong muốn nguyện ước của người trần lên cao để các vụ thần linh tiên tổ nghe thấy lời cầu nguyện của mình.
     

Ủng hộ diễn đàn