Đã đến lúc doanh nghiệp nội làm chủ công nghệ và thị trường

Chủ đề thuộc danh mục 'Giầy Dép' được đăng bởi minhanh4klv, 2/8/19.

  1. minhanh4klv

    minhanh4klv Mới đăng kí


    Tỉ lệ sử dụng internet và smartphone gia tăng cùng với nhu cầu vay lớn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

    Cho vay ngang hàng được xem là một trong những mô hình thành công của fintech thế giới, khiến các ngân hàng "giảm thu" hàng tỷ USD.
    [​IMG]
    Ông Trần Việt Vĩnh - Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin
    Đến nay ở Việt Nam, các công ty cho vay ngang hàng cũng có thể làm nhiều ngân hàng và công ty tài chính phải e dè trong cạnh tranh. Chúng ta đang hướng đến hoạt động tài chính trên một thị trường ngách hoàn hảo.

    Theo đó, các nhu cầu tài chính thường là món nhỏ, vài triệu đến vài chục triệu sẽ được đáp ứng nhanh chóng bởi hàng chục ngàn người đang có vốn nhàn rỗi. Ngoài ra, tính kết nối không thông qua trung gian của nền tảng còn làm tối thiểu nhiều chi phí, nhanh chóng tiện lợi và tạo kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn.

    Chính vậy, sự phát triển của nền tảng cho vay ngang hàng là tất yếu tại hệ thống tài chính Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải nhanh chóng hành động, đồng thời cập nhập bài học từ Trung Quốc để tự cảnh báo và đưa ra các giải pháp tối ưu.

    Trao đổi xoay quanh vấn đề này, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Việt Vĩnh - Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin.

    Ông Trần Việt Vĩnh - Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin

    - Ông đánh giá thế nào về sự bùng nổ của cho vay ngang hàng (P2P lending) trong giai đoạn hiện nay? Đây có phải là thời kỳ vàng cho lĩnh vực này không ?

    Với hơn 96 triệu dân, trong đó có tới 60% nằm trong độ tuổi lao động, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng với quy mô được dự đoán khoảng >40 tỷ USD theo Stoxplus 2018.

    Thế nhưng theo thống kê của Ngân hàng thế giới, 79% người dân khó hoặc không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức; Ngân hàng cũng khó khăn hoặc chưa hỗ trợ các dịch vụ vay vốn nhỏ. Tài chính đen được dịp bủa vây khắp các hang cùng ngõ hẻm trong khi nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội vẫn chưa được tận dụng.

    Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực công nghệ tài chính trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trong đó có các ứng dụng cho vay ngang hàng. P2P lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp giữa người vay và cho vay mà không thông qua trung gian tài chính. P2P lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính,mở rộng khả năng, tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế.

    Đây là xu thế đã phát triển nở rộ trên thế giới trong 10 năm qua, đặc biệt ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc…

    Cùng với chủ trương của Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, phổ cập dịch vụ tài chính hiện đại tới mọi người dân Việt Nam, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, tăng tốc quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế, đẩy lùi tín dụng đen - có thể nói đây chính là thời kỳ “kim cương” cho lĩnh vực chuyển đổi số ngành dịch vụ tài chính nói chung và cơ hội vàng cho các công ty Fintech.

    - Doanh nghiệp Fintech đang có những cơ hội gì nếu biết ứng dụng kinh tế số vào hoạt động?

    Chủ trương của nhà nước đang rất quan tâm và ủng hộ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và Fintech nói riêng, đặc biệt chủ trương doanh nghiệp nội phải làm chủ công nghệ và thị trường, bắt kịp tốc độ và xu hướng phát triển của thế giới cũng như khu vực.

    Thị trường Việt Nam giàu tiềm năng với quy mô dân số ở top 15 thế giới, nhưng tỷ lệ người dân đã có tài khoản và sử dụng dịch vụ tài chính chính thức còn thấp, khoảng < 20%. Nhu cầu người dân, đặc biệt lớp dân số trẻ sẽ có xu hướng tìm và sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại, tài chính tiêu dùng ngày càng cao.

    Nhưng tỷ lệ người dân sử dụng internet & thiết bị di động thông minh lại cao, khoảng 64 triệu người - Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử mà theo đó là các dịch vụ thanh toán không tiền mặt.

    Trong đó, thị trường còn rộng mở cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp tham gia, bởi chưa có đơn vị nào nổi bật chiếm lĩnh được thị phần. Đây là cơ hội lớn cho tất cả các bên tham gia.

    - Khung pháp lý của Việt Nam hiện chưa rõ ràng trong lĩnh vực P2P lending, vậy theo ông, Chính phủ cần làm gì để kiểm soát tốt hơn đồng thời tạo đà phát triển trong tương lai?

    Nhìn từ sự đổ vỡ của thị trường P2P lending của Trung Quốc, chúng tôi luôn mong muốn được kinh doanh trong một môi trường minh bạch, bình đẳng, tuân thủ các quy định pháp luật. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

    Do vậy, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ sớm ban hành các khung pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho vay ngang hàng; quy định hoạt động thường nhật của công ty vận hành nền tảng ngang hàng; yêu cầu về quản trị thông tin và thực hiện đánh giá tín nhiệm các đơn yêu cầu vay; xây dựng các chuẩn mực quản trị rủi ro chủ động...

    Cho phép doanh nghiệp hoạt động thử nghiệm (sandbox), qua đó giúp đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia từ khách hàng/người dùng và cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

    Về tuyên truyền và pháp lý, rất cần Chính phủ phổ biến các kiến thức về cho vay ngang hàng nhằm trang bị cho các nhà đầu tư những nhận thức về rủi ro và có những quyết định đúng đắn khi cho vay trên nền tảng ngang hàng. Đồng thời có chủ trương ủng hộ, khen thưởng các đơn vị làm ăn chân chính, minh bạch, xử lý nghiêm các đơn vị hoạt động chưa rõ ràng, đặc biệt trong thời kỳ "tranh tối tranh sáng" tránh để con sâu làm rầu nồi canh.
     

Ủng hộ diễn đàn