Đặt tên con theo tên diễn viên Hàn Quốc có đúng luật?

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi Xoanvpccnh165, 26/8/22.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Thành viên cấp 1

    Ông bà ta từ xa xưa đã quan niệm rằng, việc đặt tên cho con cũng sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho con cùng với những ý nguyện mà họ gửi gắm. Việc đặt tên con ra sao là quyền cơ bản của mỗi bậc cha mẹ, song hiện nay, nhiều bố mẹ "GenZ" có ý định đặt tên con theo tên của diễn viên Hàn Quốc. Vậy có được đặt tên con theo tên diễn viên Hàn Quốc không? Pháp luật hiện nay quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất uy tín Hà Nội

    1. Có được đặt tên con theo tên Hàn Quốc không?

    Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

    Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

    [​IMG]

    Trong đó, tên khai sinh của một người được xác định theo quy định tại diểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

    - Tên của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ căn cứ vào quy định của pháp luật, thể hiện cụ thể trong Tờ khai đăng ký khai sinh.

    - Nếu cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì xác định theo tập quán. Trong đó, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, được áp dụng rộng rãi trong vùng, miền, dân tộc…

    >>> Xem thêm: Cần phải lưu ý gì trước khi đi công chứng?

    Theo đó, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự đưa ra một số yêu cầu với việc đặt tên của công dân Việt Nam như sau:

    - Phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Đây là quy định áp dụng từ khi Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực. Do đó, khi đặt tên cho con là công dân Việt Nam, cha mẹ không được sử dụng tiếng nước ngoài như tên diễn viên Hàn Quốc, tên tiếng Anh…

    - Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Ví dụ, cha mẹ không được đặt tên con bằng các cái tên như Nguyễn Văn 2, Lê Văn @...

    - Việc đặt tên sẽ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với nguyên tắc tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:

    - Cá nhân bình đẳng với nhau, được pháp luật bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và tài sản.

    - Xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ trên cơ sở tụ nguyện, tự do thỏa thuận nhưng không được trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của Luật…

    Ngoài ra, việc đặt tên cho con phải đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP là:

    Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

    Như vậy, có thể khẳng định cha, mẹ không được đặt tên con theo tên của diễn viên Hàn Quốc, Anh Quốc… cũng không được đặt tên con số, ký tự mà không phải chữ, không được quá dài, khó sử dụng và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác…

    >>>> Xem thêm: Thu nhập hấp dẫn của cộng tác viên công chứng

    2. Dùng lý do nào thì sẽ được đổi tên?


    [​IMG]

    Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước đổi tên nếu thuộc các trường hợp sau đây:

    - Việc dùng tên cũ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

    - Cha, mẹ nuôi yêu cầu thay đổi tên cho con nuôi hoặc theo yêu cầu của con nuôi, cha, mẹ đẻ khi thôi làm con nuôi.

    - Khi xác định cha, mẹ con mà có yêu cầu đổi.

    - Người lưu lạc đã tìm được nguồn gốc huyết thống của mình yêu cầu.

    - Vợ, chồng khi lấy chồng nước ngoài yêu cầu đổi tên để phù hợp pháp luật nước đó.

    - Người đã xác định lại giới tính, người chuyển đổi giới tính.

    - Trường hợp khác.

    Từ quy định này có thể thấy, không phải trường hợp nào, cha, mẹ muốn đổi tên cho con cũng đều được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng ý đổi tên mà chỉ thuộc các trường hợp nêu trên thì mới được đổi tên.

    >>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng di chúc uy tín ở đâu?

    Ngoài ra, nếu muốn đổi tên cho con từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần phải có sự đồng ý của người từ đủ 09 tuổi. Và đặc biệt, việc thay đổi tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền hay nghĩa vụ của người đó khi đã thực hiện theo tên cũ.

    Như vậy, trên đây là phân tích về việc đặt tên con theo tên diễn viên Hàn Quốc có đúng luật? Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Ủng hộ diễn đàn