gắn răng sứ veneer và bọc răng sứ

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm' được đăng bởi wilsonvu, 10/1/20.

  1. wilsonvu

    wilsonvu Thành viên cấp 1

    Phân biệt 2 phương pháp gắn răng sứ veneer và bọc răng sứ
    8-10 phút
    Nguồn : bọc răng sứ 1 cái có được không
    Ở tuổi trung niên, răng miệng bắt đầu lão hóa, ố vàng nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, đối với các trường hợp bị nhiễm tetracycline răng sẽ xỉn màu làm mất thẩm mỹ trầm trọng khi giao tiếp.

    1. Răng bị nhiễm tetracycline, lão hóa ở người trung niên
    Răng lão hóa là hiện tượng men răng hư tổn dẫn đến ố vàng, sạm đen quanh viền răng. Những vệt ố vàng trên răng vô cùng mất thẩm mỹ, phản cảm khi ăn nhai và giao tiếp. Phần lớn người trung niên đều có răng bị lão hóa nên thường tự ti, luôn cảm thấy mọi người đang chú ý đến răng của mình, sợ bị chê cười dẫn đến cuộc sống có phần khép kín.

    Nguyên nhân chính làm thay đổi màu sắc của răng là do cơ thể bắt đầu xuất hiện lão hóa khi bước vào tuổi trung niên. Tiếp đó chính là quá trình vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống chưa đúng cách dẫn đến men răng hư tổn và bám màu.

    Hiện nay nhiều cô chú, anh chị thành đạt nhưng vẫn bị ám ảnh về hàm răng xỉn màu, xám xanh kém sức sống dẫn đến mất tự tin, ngại giao tiếp. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm kháng sinh tetracycline có thể là do hấp thụ từ trong bụng mẹ. Một trường hợp khác là do cô chú, anh chị sử dụng trực tiếp khi còn dưới 8 tuổi.

    Vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, tetracycline là kháng sinh được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhưng do việc sử dụng kháng sinh không được kiểm soát nên dẫn đến cả một thế hệ người Việt Nam trưởng thành đều có răng bị xỉn màu.

    Bước vào tuổi trung niên, cô chú, anh chị đã thành công và có địa vị nhất định trong xã hội. Tuy nhiên, hàm răng ố vàng do lão hóa hay bị xỉn màu do nhiễm tetracycline sẽ làm cô chú, anh chị cảm thấy buồn bực vô cùng và mất thời gian, công sức để tìm cách khắc phục.

    2. Các phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ hiện nay
    Khi nhắc đến làm răng thẩm mỹ, cô chú, anh chị thường nghĩ ngay đến phương pháp bọc răng sứ. Tuy nhiên, bọc răng sứ hiện nay đã không còn là phương pháp duy nhất được ứng dụng. Phương pháp gắn sứ Veneer đang dần trở thành ưu tiên lựa chọn của nhiều người nhờ sự thẩm mỹ cao lẫn độ bền dài lâu.

    Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng khá nhiều trước đó do thời gian thực hiện nhanh chóng và có tính thẩm mỹ. Răng bị xỉn màu, ố vàng sẽ được bọc sứ bằng cách mài men răng đến tận cùi răng để làm trụ và gắn vỏ răng sứ. Vỏ răng sứ bên ngoài có tác dụng giúp làm đẹp và bảo vệ cùi răng khỏi tác động của các hại khuẩn. Vì thế trong một thời gian dài, bọc răng sứ chính là giải pháp làm răng thẩm mỹ được cô chú, anh chị ưa chuộng.

    Trong khi đó, gắn sứ Veneer có thể che đi phần răng bị ố vàng hay xỉn màu mà không cần phải mài hết men răng thật. Mặc dù mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng gắn sứ Veneer đã làm nhiều cô chú, anh chị yêu thích vì mang lại nét tinh tế như răng thật và không bị các biến chứng sau khi gắn sứ.

    Gắn sứ Veneer không có lớp sứ dày như vỏ răng sứ vì chỉ mài một phần mỏng ở lớp men răng. Sau đó, Bác sĩ nha khoa sẽ tỉ mỉ gắn phần sứ mỏng ở bên ngoài răng thật cẩn thận để trùng với khớp răng đã được mài. Gắn sứ Veneer không quá mất nhiều thời gian, tuy nhiên đòi hỏi Bác sĩ nha khoa phải có tay nghề cao mới thực hiện thành công.

    3. So sánh phương pháp gắn sứ Veneer và bọc răng sứ
    Bọc răng sứ và gắn sứ Veneer đều có thể che lại lớp men răng bị ố vàng, xỉn màu. Răng sau khi được phục hình thẩm mỹ sẽ có màu sắc như những chiếc răng thật. Những điểm khác nhau cơ bản của bọc răng sứ và gắn sứ Veneer như:

    Độ tác động lên răng thật và biến chứng
    - Bọc răng sứ sẽ tác động đến toàn bộ răng thật vì phải mài hết lớp men răng đến tận cùi răng. Lớp men răng được lấy đi tương đối dày (0.8mm – 2mm) để thay vào đó bằng mão răng sứ bên ngoài.

    Tiêu xương hàm, tụt lợi sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ.
    + Biến chứng bọc răng sứ: Những biến chứng của răng bọc sứ có thể xảy ra ngay sau khi làm răng hoặc sau một thời gian sử dụng. Phần lớn nguyên nhân gây ra các biến chứng cho răng bọc sứ bắt nguồn từ việc men răng thật bị mài gần như hoàn toàn.

    + Trong trường hợp men răng bị mài quá nhiều đến gần sát tủy, răng sẽ bị ê buốt hoặc đau. Nhất là khi ăn nhai những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, cùi răng không được men răng bảo vệ nên vô cùng nhạy cảm dẫn đến đau buốt.

    + Ở một trường hợp khác, men răng bị mài sát cùi nên còn rất mỏng. Những vi khuẩn có hại sẽ tận dụng cơ hội này xâm nhập qua lớp men răng vào phần tủy răng được bảo vệ trong mão sứ. Sau một thời gian, phần chân răng thật sẽ dễ bị hư tổn và dẫn đến mất răng.

    - Đối với gắn sứ Veneer, Bác sĩ nha khoa cũng sẽ lấy đi một lớp men răng từ răng thật. Tuy nhiên, lớp men răng được lấy rất mỏng chỉ từ 0.1mm – 0.8mm tùy vùng và tùy vào vị trí răng. Đặc biệt gắn sứ Veneer chỉ tác động một phần của răng ở bên ngoài mặt của bờ cắn và nơi tiếp xúc 2 bên răng để gắn sứ lên răng.

    + Vì chỉ mài đi một lớp men răng mỏng nên men răng bên ngoài răng vẫn còn rất dày và hầu như không tác động đến cấu trúc của răng.

    + Sau khi thực hiện gắn sứ, lớp sứ gắn bên ngoài sẽ đảm nhận nhiệm vụ thẩm mỹ và tránh khỏi tổn hại từ bên ngoài. Lớp men răng của răng thật hầu như không bị hư tổn sẽ là lớp bảo vệ thứ hai để răng tránh khỏi tác động của vi khuẩn, oxi hóa trong khoang miệng.

    Tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
    - Tính thẩm mỹ: Răng sau khi được gắn sứ Veneer hay bọc răng sứ đều có tính thẩm mỹ như răng thật. Tuy nhiên, phương pháp gắn sứ trên răng được ưa chuộng hơn vì sự tinh tế và tương khít với răng thật, mang lại cảm giác rất tự nhiên.

    Sứ Veneer rất mỏng được gắn khít vào răng mà hầu như không làm tổn thương đến lớp men răng.
    - Kỹ thuật chuyên môn:

    + Khi gắn sứ Veneer, Bác sĩ nha khoa phải có chuyên môn và tay nghề cao. Vì gắn sứ Veneer trên răng là loại kỹ thuật thẩm mỹ tương đối khó. Các mặt gắn sứ rất mỏng nên thao tác đòi hỏi phải có sự cẩn trọng, chuẩn xác và phải có hiểu biết chuyên sâu để xử lý các tình huống có thể xảy ra.

    + Độ tinh tế của răng Veneer có như răng thật hay không còn tùy thuộc vào tay nghề chuyên môn của Bác sĩ nha khoa.

    + Trong khi đó, bọc răng sứ sẽ tác động đến toàn bộ lớp men răng, phần sứ bên ngoài có cấu tạo từ sứ kim loại hoặc toàn sứ. Vì lớp sứ dày nên càng dễ tạo độ trong suốt và che màu tốt nên kỹ thuật bọc răng sứ không quá khắt khe như gắn răng sứ Veneer.

    - Khả năng ăn nhai: Khi bọc răng sứ, vỏ sứ sẽ làm thay đổi khớp cắn hoàn toàn của hàm dẫn đến sâu răng và hỏng chân răng. Nhưng khi gắn sứ Veneer do không mài men răng quá nhiều nên không ảnh hưởng đến khớp cắn.

    Tuổi thọ của bọc răng sứ và gắn sứ Veneer
    Mặc dù chỉ là một lớp sứ mỏng nhưng lớp sứ Veneer có tuổi thọ lên đến 20 – 25 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.

    Trong khi đó bọc răng sứ chỉ có tuổi thọ 10 – 15 năm nhưng cần chỉnh sửa nhiều lần vì phần răng sứ bọc bên ngoài sẽ không còn khít sát với cùi răng như lúc mới làm răng.

    Ưu điểm của răng sứ Veneer:
    Gắn sứ Veneer ra đời hầu như đã khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp bọc răng sứ.

    + Gắn sứ Veneer ít tác động đến răng nên khi ăn nhai thức ăn lạnh, nóng sẽ cô chú, anh chị sẽ không bị ê buốt hay đau đớn. Bên cạnh đó, tủy răng vẫn còn nguyên vẹn nên răng luôn được nuôi dưỡng, khỏe mạnh từ bên trong.

    + Gắn sứ lên răng chỉ lấy đi một lớp men răng mỏng và thay vào răng một lớp sứ rắn chắc nên rất tự nhiên và tinh tế như răng thật.

    4. Cách chăm sóc răng sứ Veneer
    Gắn sứ Veneer hiện đang là phương pháp tối ưu nhất dành cho cô chú, anh chị đang gặp vấn đề với răng ố vàng và nhiễm tetracyclin. Bên cạnh việc đảm bảo thẩm mỹ nhưng vẫn ăn nhai thoải mái, gắn răng sứ cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng để có tuổi thọ lâu dài.

    Cô chú, anh chị nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng có lông mềm. Khi chải răng nên chải răng theo chiều dọc nhẹ nhàng kèm theo những bước vệ sinh răng miệng như thường ngày để lấy đi vụn thức ăn thừa và mảng bám. Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và làm tăng tuổi thọ cho răng khi gắn sứ Veneer.

    Bên cạnh đó, cô chú, anh chị nên đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng và được khắc phục. Kèm theo chế độ chăm sóc, kiểm tra răng miệng thì chế độ ăn uống hợp lý bảo vệ răng cũng nên được cô chú, anh chị chú ý.

    Ở tuổi trung niên, cô chú, anh chị nên hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu tinh bột, giàu đường vì rất dễ gây ra sâu răng. Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, đạm từ cá, các loại đậu sẽ tốt cho răng miệng và hệ tim mạch của cô chú, anh chị sau gắn sứ Veneer hơn.
    Xem thêm :
    bọc răng sứ 2 cái
    bọc răng sứ bảo hành bao lâu
    Bọc răng sứ giá bao nhiêu
     

Ủng hộ diễn đàn