Giải đáp pháp luật: Cô tôi qua đời đột ngột, tôi có được thừa kế sổ tiết kiệm không?

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi Xoanvpccnh165, 28/2/24.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Thành viên cấp 1

    Cô hai tôi lâu nay sống độc thân (không chồng con) năm nay đã 86 tuổi, ở cùng em gái cô năm nay 78 tuổi cũng độc thân (chồng mất hơn 20 năm, không có con), chỉ có chúng tôi là cháu.

    Mới đây, cô hai đột ngột bị ngã và mất và không để lại di chúc. Nay gia đình biết còn có 3 sổ tiết kiệm đứng tên cô. Vậy ai trong gia đình được thừa hưởng số tiền này và làm sao có thể rút tiền được?

    >> Xem thêm: Di chúc miệng được áp dụng thế nào?

    Bạn đọc Tạ Tuấn

    [​IMG]

    - Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

    Như anh cho biết thì cô hai bị ngã và mất nên không có di chúc theo pháp luật, do đó di sản của cô hai sẽ được chia theo pháp luật.

    Người nào được hưởng thừa kế sẽ là người có quyền liên hệ với ngân hàng để rút số tiền trong 3 sổ tiết kiệm.

    Quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    [​IMG]

    Theo anh cho biết thì còn 2 trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật mà không được anh liệt kê là:

    - Hàng thừa kế thứ nhất là: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của cô hai. Nếu những người này còn sống tại thời điểm mở thừa kế thì họ sẽ là những người đồng thừa kế theo pháp luật, được hưởng di sản của cô hai.

    - Hàng thừa kế thứ hai là: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của cô hai. Nếu những người này còn sống tại thời điểm mở thừa kế thì họ cùng với em gái cô hai (em gái 78 tuổi cùng sống với cô hai) sẽ là những người đồng thừa kế theo pháp luật, được hưởng di sản của cô hai.

    Trong trường hợp ngoài người em gái, không ai còn sống trong 2 trường hợp nêu trên tại thời điểm mở thừa kế thì em gái của cô hai sẽ là người thừa kế theo pháp luật, được hưởng toàn bộ di sản của cô hai.

    Trước khi liên hệ ngân hàng để nhận tiền trong 3 sổ tiết kiệm thì em gái của cô hai cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại điều 58 và khoản 2, khoản 3 điều 57 Luật công chứng năm 2014.

    Các giấy tờ em gái cô hai cần chuẩn bị để khai nhận di sản thừa kế là: Sổ tiết kiệm, các giấy tờ liên quan đến việc gửi tiền tiết kiệm, giấy tờ chứng minh quan hệ chị em như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, căn cước công dân của cả hai chị em.

    >> Sau khi khai nhận có cần công chứng văn bản thừa kế không?

    Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com

     

Ủng hộ diễn đàn