Sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, nhiều cặp vợ chồng nhận ra mình vẫn còn tình cảm với đối phương, dường như thấu hiểu nhau hơn và nhiều khúc mắc được hóa giải. Do đó đã có không ít cặp đôi sau khi đã ly hôn có mong muốn được quay lại với nhau. Vậy pháp luật có cho phép kết hôn lại vợ/ chồng cũ hay không? Nếu có thì thủ tục thực hiện thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này! >>>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán chung cư cần lưu ý những giấy tờ gì? 1. Ly hôn rồi có quay lại được không? Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình, ly hôn là thủ tục chấm dứt quan hệ vợ chồng thông qua quyết định hoặc bản án có hiệu lực do Toà án ban hành. Theo đó, có hai hình thức ly hôn hiện nay là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trong đó: - Ly hôn thuận tình: Là thủ tục ly hôn mà cả hai vợ chồng đều đã thống nhất, thoả thuận được về việc chấm dưt quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con, phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn… (Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình). - Ly hôn đơn phương: Là thủ tục một trong hai vợ chồng gửi đơn đến Toà án yêu cầu ly hôn với người còn lại. Trong trường hợp này, thường các cặp vợ chồng không thống nhất được việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như vấn đề khác liên quan: Cấp dưỡng, phân chia tài sản… (Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình). >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con đang đi du học Đặc biệt, khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định: "Điều 9. Đăng ký kết hôn Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn." Theo quy định này, có thể thấy, nếu sau khi ly hôn, vợ chồng hối hận về quyết định ly hôn của mình thì hoàn toàn có thể quay trở lại với nhau. Tuy nhiên, khi quay lại với nhau thì hai người bắt buộc phải đăng ký kết hôn lại theo đúng quy định. 2. Thủ tục đăng ký kết hôn lại với chồng cũ, vợ cũ Để được đăng ký kết hôn lại sau khi đã ly hôn, so với việc khi kết hôn lần đầu, cặp vợ chồng này cần phải lưu ý một số điểm khác biệt trong thủ tục tái hôn với chồng cũ hoặc vợ cũ như sau: - Về hồ sơ: Bên cạnh hồ sơ để kết hôn như trường hợp kết hôn mới (tờ khai, giấy tờ tuỳ thân…), nếu muốn tái hôn với vợ cũ hoặc chồng cũ thì phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ như: + Bản án (khi ly hôn đơn phương) hoặc quyết định (khi ly hôn thuận tình) ly hôn đã có hiệu lực pháp luật do Toà án ban hành. + Giấy xác nhận độc thân: Giấy này phải có nội dung về việc trước đây đã từng ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Toà án, nay xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với ông/bà… >>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trong 1 phút - Về điều kiện kết hôn: Phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình: Đủ tuổi, tự nguyện kết hôn mà không bị ai ép buộc hay lừa dối, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải kết hôn để thực hiện các hành vi bị cấm (kết hôn giả tạo, cưỡng ép, cản trở, lừa dối kết hôn…). - Về cơ quan đăng ký: Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên vợ chồng hoặc UBND cấp huyện nếu kết hôn có yếu tố nước ngoài (theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch). - Về thời gian đăng ký: Ngay sau khi nhận đủ và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định: Ký vào sổ hộ tịch, ký vào giấy đăng ký kết hôn… hai bên nam nữ sẽ được nhận 02 bản giấy đăng ký kết hôn. Nếu cần xác minh thì thời gian không quá 05 ngày làm việc. - Về lệ phí: Vợ chồng là người Việt Nam thì căn cứ Điều 11 Luật Hộ tịch sẽ được miễn phí. >>>> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ ngân hàng cho vay lãi suất thấp uy tín nhất 2023 Trên đây là giải đáp về trường hợp: Ly hôn rồi quay lại cần làm gì? Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng và dịch vụ làm sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com