Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng, chứng thực không?

Chủ đề thuộc danh mục 'Mua nhà đất' được đăng bởi thanhthanh99, 10/3/23.

  1. thanhthanh99

    thanhthanh99 Thành viên cấp 1

    Hiện nay, việc thuê nhà là điều hết sức phổ biến, và bất cứ ai khi thuê nhà đều được chủ nhà yêu cầu giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ được quyền lợi cũng như nghĩa vụ giữa cá bên. Tuy nhiên, cần hay không cần công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà vẫn là vấn đề mà nhiều người thuê nhà thắc mắc? Vậy xin kính mời bạn đọc đón đọc bài viết ngay dưới đây của chúng tôi để có thêm những hiểu biết chính xác nhất về vấn đề này.

    >>>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín số 1 Hà Nội

    1. Hợp đồng thuê nhà là gì?

    Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản (tại đây là nhà ở) cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê.

    2. Hình thức của hợp đồng thuê nhà

    Tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng nhà ở sẽ do các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản, gồm các nội dung sau:

    - Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

    [​IMG]

    - Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

    - Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

    - Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

    - Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

    >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con đang đi du học

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên;

    - Cam kết của các bên;

    - Các thỏa thuận khác;

    - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

    - Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

    - Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    3. Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng, chứng thực?

    Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
    Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà.

    [​IMG]

    >>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trong 1 phút

    4. Hồ sơ cần có khi yêu cầu công chứng hợp đồng thuê nhà

    Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, khi thực hiện công chứng hợp đồng thuê nhà, người có yêu cầu công chứng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

    - Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

    - Dự thảo hợp đồng thuê nhà;

    - Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

    - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là nhà ở đó;

    - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà pháp luật quy định phải có.

    Lưu ý: Bản sao quy định nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

    Nói tóm lại, việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà là không bắt buộc, tuy nhiên khuyến khích các cá nhân, tổ chức nên làm việc này để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi của đôi bên trong quá trình thuê.

    >>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 và chủ nhật

    Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề "Cần hay không cần công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà". Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội​
    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

     

Ủng hộ diễn đàn