Người Việt rất tôn trọng tổ tiên, kính mộ người đã khuất, bởi vậy mà từ lâu đã hình thành lệ tục thờ cúng tổ tiên ông bà. Ở tầm quốc gia, người Việt thờ các vua Hùng là những vị khai sáng đất nước. Ở từng địa phương, người Việt thờ những vị thành hoàng làng, xã, thờ các vị đầu tiên khai mở đất đai, lập ấp, dựng làng Ngai thờ, Ỷ thờ, hay Khám thờ gia tiên đều là những vật dụng quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Tuy nhiên, khái niệm ngai thờ là gì, ý nghĩa và công dụng của nó ra sao vẫn còn là điều rất đỗi mơ hồ với nhiều gia chủ. Có nên thờ khám trên bàn thờ tư gia không? Khám thờ khác ngai thờ ở chỗ Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ. Thờ Thần Chủ là thờ từ bốn đời trở lên; Gồm 4 đời: Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Trên bàn thờ Ông Tổ một họ bao giờ cũng có riêng một Thần Chủ, Thần Chủ này để lại mãi mãi. Tại các gia từ, các nhà phú quý mới lập thần chủ để thờ, và đã lập thần chủ phải có đủ thần chủ từ bốn đời trở lên, kể từ người gia trưởng. Ấy là thần chủ của ky cụ, ông và cha tức là cao, tằng, tổ, khảo. Như vậy hoàn toàn có thể thờ khám trên bàn thờ gia tiên, chỉ cần chú ý các luật thờ khám mà người xừa để lại Ngai thờ, khám thờ có nhiều mẫu mã khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, họa tiết thanh thoát đến cầu kỳ. Tùy vào không gian thờ cúng của gia đình mà các bạn có thể có đuộc sự lựa chọn hài hòa nhất cho gia đình của mình.