khám thờ gia tiên

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 27/1/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    Khám thờ là một vật phẩm thờ cúng trong các không gian thờ. Ban đầu, khám chủ yếu sử dụng trong các đền, đình, chùa, sau đó ứng dụng trong các nhà thờ tổ. Ngày nay, Khám thờ thông dụng nhất là thờ ban Thần Tài. Phổ biến là vậy, nhưng mấy ai hiểu rõ ý nghĩa khám thờ và cách đặt đúng chuẩn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
    Khám thờ gia tiên là gì?
    Khám thờ là một đồ thờ cúng có cửa đóng mở, bên trong đặt các linh vị tổ tiên (hay còn gọi là Bài vị), chính giữa khám thờ có viết hai chữ Thần Chủ. Trong đó, thờ thần chủ chính là thờ từ 4 đời trở lên gồm: Cao, Tằng, Tổ, Khảo.
    Có giả thiết cho rằng, Khám thờ là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Hoa. Khám thờ xuất hiện đầu tiên trong các đền, am thờ. Có thể lấy dẫn chứng là những bộ phận thờ thành hoàng trong những ngôi đình, đến cổ như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Ba Vì – Hà Tây).

    Ngày nay, khám thờ vẫn được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, theo sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đơn lẻ đang là xu hướng chung. Vì vậy, nhiều người lập một ban thờ đơn giản hơn, trong đó Ngai thờ có vị trí và ý nghĩa gần tương đồng như Khám thờ.

    Khám thờ thông dụng nhất là đặt ở ban thờ Thần Tài. Mẫu khám này có kích thước nhỏ gọn hơn, ít họa tiết đặc biệt hơn, về ý nghĩa thì vẫn tương đồng.
    Ý nghĩa Khám thờ trong thờ cúng tâm linh
    Khám thờ được coi là thế giới linh thiêng thu nhỏ, nơi hội tụ và trú ngụ của các hương linh. Khám thờ giống như một ngôi nhà nhỏ để các vị Thần Thánh, linh hồn người thân ngự xuống. Ngoài ra, với hình dáng và hoa văn cầu kì, đây cũng là tác phẩm nghệ thuật kì công. Thể hiện giá trị tâm linh cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi thời kì. Lưu giữ nét văn hóa dân tộc đến nhiều thế hệ sau.

    Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người việt chưa bao giờ bị phai nhạt. Trong các không gian thờ cúng, mỗi một đồ vật đều có ý nghĩa riêng, Khám thờ cũng vậy. Như đã nói ở trên đây là nơi để các linh hồn người thân, Thần Thánh ngự xuống. Sử dụng Khám thờ trên ban thờ, thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn của con cháu tới ông bà tổ tiên mình.

    Ngoài ra, Khám thờ cũng là vật lưu giữ nét độc đáo của nghệ thuật truyền thống. Đơn cử, Khám ở đền Bà Tấm mang nhiều dáng dấp của kiến trúc với bốn mái kiểu mui luyện. Mặt trước của khám được bổ của bức bàn, với y môn chạm rồng chầu hoa cúc. Đây là những con rồng mang phong cách Mạc rõ rệt. Mặt sau của thân khám phần trên bổ ba ô nằm ngang, hai ô đầu chạm hoa cúc cách điệu, ô giữa chạm rồng trong khung tròn. Rồng phảng phất phong cách của rồng thời Lê sơ. Có thể thấy, ngoài giá trị nghệ thuật của thời kì, chiếc Khám còn có ý nghĩa cho việc nghiên cứu về kiến trúc thời Mạc.
     

Ủng hộ diễn đàn