Kinh doanh đa kênh liệu có dễ dàng như bạn nghĩ?

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi phanquynh0601, 6/1/21.

  1. phanquynh0601

    phanquynh0601 Thành viên cấp 1


    Các nhà bán lẻ thông minh đang tận dụng các nền tảng bán hàng ảo mới để tiếp cận người mua hàng, thúc đẩy tăng trưởng là bằng cách áp dụng chiến lược bán hàng và thương hiệu đa kênh. Vậy kinh doanh đa kênh có những rủi ro và thuận lợi gì? Đâu là giải pháp cho những khó khăn trong việc bán hàng đa kênh này? Và kinh doanh đa kênh liệu có dễ dàng như bạn nghĩ?
    [​IMG]Hình ảnh minh họa
    Nếu bạn ví von kinh doanh giống như việc “nấu ăn”, bạn muốn nấu nhiều món ăn, đồng nghĩa bạn phải mất nhiều tiền để mua nguyên liệu, mất nhiều thời gian công sức cho việc nấu nướng thì kinh doanh cũng vậy.

    Bạn muốn bán được trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, tất nhiên bạn sẽ phải đầu tư thêm nhiều chi phí cũng như phân bổ thêm nguồn lực để thực hiện.

    Xét trong một cửa hàng bán cả online và tại quầy, có rất nhiều công đoạn trong kinh doanh tốn nguồn lực như nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, đăng bán sản phẩm, tư vấn, chốt đơn, kiểm kho, liên hệ vận chuyển, kiểm tra thanh toán, chăm sóc khách hàng, báo cáo, quản lý…

    Với những cửa hàng nhỏ, một người sẽ phải “đa di năng” để đảm nhận tất cả những công việc này một cách thủ công và nhân lên theo từng kênh. Muốn tiết kiệm chi phí phải cố gắng gồng mình để làm việc như một người khổng lồ. Càng nhiều kênh mức độ phức tạp lại càng cao. Họ sẽ rất khó có thời gian, nguồn lực để tập trung vào những công việc chính.

    Đơn hàng tăng đều nhưng lợi nhuận vẫn thấp.
    [​IMG]
    Điều này nghe có vẻ như vô lý nhưng lại là tình trạng của khá nhiều cửa hàng, shop online, đặc biệt với những ai mới bước chân vào kinh doanh hay mới phát triển bán hàng đa kênh. Việc tính toán giá bán phù hợp trên cơ sở từng khoản chi phí sản phẩm phải gánh không đơn giản như tưởng tượng. Từ tiền tiếp thị quảng cáo, nhân viên đến điện nước, thuê cửa hàng, cơ sở vật chất, vận chuyển,… tất cả các chi phí này đều phải được dự tính và đưa vào xác định giá bán ra của sản phẩm để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận kinh doanh.

    Đồng ý rằng bán hàng đa kênh sẽ mang lại cơ hội tiếp cận và bán hàng tốt hơn rất nhiều nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu shop không biết tận dụng gây phí phạm nguồn lực, giảm hiệu quả về lợi nhuận thì đây sẽ lại là nguyên nhân khiến các shop “tụt dốc”.

    Vì vậy, khi bán hàng đa kênh thách thức đặt ra cho chủ shop đó là bên cạnh việc tìm cách bán được nhiều hàng, cần phải tiết kiệm nguồn lực thực hiện liên quan đến tài chính, nhân lực, thời gian. Giải pháp cho thực trạng này hiện nay là sử dụng giải pháp công nghệ để quản lý bán hàng đa kênh hợp lý, khoa học.

    Bài toán đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho.
    [​IMG]Hình ảnh minh họa
    Khi bán hàng trên nhiều kênh, mọi dữ liệu từ sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, số lượng tồn kho thường sẽ hoàn toàn độc lập trên mỗi kênh. Chủ shop sẽ bắt đầu phải đăng bán sản phẩm nhiều lần trên từng kênh khác nhau. Các thông tin về giá cả, mô tả, số lượng tồn kho sẽ tách biệt nên khi có bất cứ thay đổi nào phải thay đổi thủ công hàng loạt.

    Sau tất cả, quản lý hàng tồn kho mới chính là cốt lõi khi bán hàng đa kênh. Thử hình dung nếu một cửa hàng bán trên 5 kênh một lúc, họ sẽ phải vào từng kênh kiểm tra đơn hàng và trừ thủ công về tồn kho tổng. Điều này sẽ trở nên rối ren, nguy cơ sót đơn, thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt trong các thời gian cao điểm, chạy chương trình khuyến mại…

    Có những tình huống dở khóc dở cười đã từng bị phạt vài triệu đồng khi không có hàng giao cho khách chỉ vì không cập nhật số lượng tồn kho kịp thời trên một sàn Thương mại điện tử. Hay nhân viên trực online vừa nhận đơn cách đây vài phút nhưng tại cửa hàng đã bán ngay lúc đó chiếc cuối cùng. Shop lại phải “muối mặt” gọi lại xin lỗi khách hàng vì không còn hàng giao cho khách. Một trải nghiệm tồi tệ của khách hàng như vậy rất có thể sẽ là nguyên nhân khiến shop mất đi khách hàng này mãi mãi.

    Ý nghĩa cửa đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho.

    Đồng bộ đơn hàng và quản lý tồn kho rất quan trọng như vậy nhưng thực tế hiện nay, tư duy đồng bộ dữ liệu vẫn chưa được các chủ shop quan tâm đúng mức. Các chủ shop, chủ doanh nghiệp vẫn đang tốn rất nhiều nguồn lực để làm công việc này thay vì nghĩ tới những giải pháp nào có thể xử lý được để tiết kiệm tối thiểu nguồn lực. Là vì họ chưa nghĩ tới hay các giải pháp hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được trọn vẹn?

    Bán hàng đa kênh là xu thế nhưng với những nguồn lực “đắt đỏ” mà mô hình đó cần, bài toán đặt ra cần phải có những giải pháp có thể quản lý thông suốt giữa các kênh, bán hàng và quản lý tập trung. Từ đó giảm thiểu tối đa những quãng thời gian dư, những khúc công sức thừa và những khoản chi lãng phí.

    Nắm bắt được xu thế đó, Công ty PAP Technology có chị nhánh tại Long Xuyên- An Giang sắp tung ra thị trường Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh S2Retail. Một nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh tập trung như S2Retail sẽ là giải pháp giúp các chủ shop tiết kiệm nguồn lực và chi phí. Mọi thông tin về sản phẩm, đơn hàng, tồn kho, khách hàng, doanh thu, vận chuyển, thanh toán… đều được quản lý tập trung trên nền tảng S2Retail. Chủ shop không phải mất công quản lý, cập nhật thủ công tồn kho mỗi kênh khác nhau nữa.
     

Ủng hộ diễn đàn