Kinh nghiệm mở một cửa hàng sơn

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi ditran2112, 8/1/21.

  1. ditran2112

    ditran2112 Thành viên cấp 1


    Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, kéo theo đó là các sản phẩm trang trí trong gia đình, do đó kinh doanh cửa hàng nước sơn chưa bao giờ là ngành hết “hot”. Từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu chúng ta đều cũng bắt gặp các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, các đại lý, hay thậm chí là hệ thống một chuỗi cửa hàng sơn trong tỉnh.


    [​IMG]





    Mặc dù vậy, khi mở đại lý sơn nhiều người còn băn khoăn không biết kế hoạch kinh doanh như thế nào, mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn hay nên chọn thương hiệu sơn nào để kinh doanh. Dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mở đại lý sơn hiệu quả cho người mới bắt đầu kinh doanh ở thời điểm hiện nay.




    1. Vị trí kinh doanh.

    Đây được coi là điều kiện bắt buộc để có thể mở cửa hàng kinh doanh sơn và là cơ sở để các hãng sơn xác định được nhu cầu kinh doanh sơn của bạn. Địa điểm kinh doanh phải có diện tích lớn, trên những con đường lớn, đông người qua lại. Có một số hãng sơn yêu cầu cửa hàng sơn phải có diện tích tối thiểu là từ 50 – 70m2. Cửa hàng kinh doanh sơn phải được thiết kế theo phong cách hiện đại, gian trưng bày sản phẩm lớn để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

    2. Vốn đầu tư lớn.

    Kể cả khi không kinh doanh sơn, bạn cũng cần phải có vốn để kinh doanh bất kỳ thứ gì. Vốn để kinh doanh sơn cũng như các chi phí đầu tư ban đầu cho cửa hàng sơn là tương đối lớn. Bạn phải chuẩn bị số vốn để thuê, trang trí cửa hàng, trả lương nhân viên và nhập hàng phân phối. Nếu như bạn có số vốn lớn, bạn sẽ có khả năng trở thành đại lý cấp I và sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi từ những hãng sơn.





    [​IMG]

    Lượng vốn này phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng đại lý. Có thể nhiều hoặc có thể ít tuy nhiên đại lý cũng cần xác định rõ II mức vốn là mức vốn nhập hàng, mức vốn bị nợ đọng trên thị trường khi xuất hàng ra công trình. Thông thường, số vốn cần và đủ để mở đại lý: từ 100 triệu đến 200 triệu. Thậm chí có thể số vốn có thể hơn chút xíu tùy vào quy định của từng nhà sản xuất sơn.

    3. Lựa chọn hình thức kinh doanh.

    Hình thức kinh doanh sơn phổ biến nhất đó là trở thành đại lý. Nhưng vấn đề ở đây là nên làm đại lý cấp I hay đại lý cấp II. Kinh nghiệm kinh doanh sơn ở đây là bạn nên tùy vào số vốn của mình để quyết định nên trở thành đại lý cấp I hay cấp II.

    Khi trở thành đại lý bạn sẽ lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp bạn lấy hàng với giá tốt nhất, sản phẩm tốt nhất và được công ty hỗ trợ về kế hoạch, chiến lược bán hàng. Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là bạn phải đảm nhận một thị trường nhất định và phải phát triển thị trường đó một cách tốt nhất. Vì thế, nếu đảm bảo được về vốn và tự tin với khả năng kinh doanh của mình thì bạn có thể lựa chọn hình thức này.

    Còn nếu trở thành đại lý sơn cấp II bạn sẽ lấy hàng qua đại lý cấp 1, không cần nhiều vốn, lấy hàng với số lượng nằm trong khả năng của bạn và có thể được du di về công nợ. Nhưng tất nhiên khi lấy hàng qua đại lý trung gian thì giá bán của bạn sẽ cao hơn và lợi nhuận sẽ thấp hơn nên cũng gặp khó khăn để thu hút khách hàng.

    4. Cách quản lý cửa hàng.

    Khi mở đại lý sơn cấp I, số lượng hàng hóa cũng như số lượng giao dịch với nhà cung ứng, khách mua lẻ, đại lý cấp II nhiều sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc quản lý. Để tránh bị thất thoát, nắm được doanh thu bạn nên có một kế toán riêng nhằm ghi lại sổ sách, tính toán lượng hàng bán ra, nhập vào trong ngày. Tuy nhiên, là con người thì có lúc sẽ sai sót, không những thế nhiều khi bạn còn gặp phải rắc rối khi thuê phải người không trung thực.




    [​IMG]

    Để tối ưu việc quản lý chặt chẽ đơn hàng và doanh số cửa hàng, bạn nên sử dụng công nghệ vào việc quản lý. Đó là bạn nên sử dụng Phần mềm quản lý cửa hàng sơn.



    Công ty chúng tôi PAP Technology cũng sắp đưa ra thị trường Phần mềm quản lý cửa hàng sơn S2Retail. Phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, chỉ cần mất 5 phút làm quen và thao tác nhanh chóng trên phần mềm.



    Khi quản lý cửa hàng sơn bằng phần mềm, bạn có thể quản lý chi tiết thông tin nhà cung cấp, khách hàng. Mọi mã sản phẩm đều được quản lý bằng mã vạch, mã sản phẩm, bạn không cần ghi chép sổ sách hay nhập excel.



    Phần mềm quản lý cửa hàng sơn S2Retail giúp bạn quản lý về lượng hàng bán ra, nhập vào, lượng hàng tồn kho, doanh thu, công nợ, lãi/ lỗ, phân loại hàng hóa theo thương hiệu, đặc tính của sơn, theo dung tích hoặc khối lượng sản phẩm. Không những thế, phần mềm còn giúp bạn quản lý kho hiệu quả từ số liệu hàng hóa đến kiểm kê, xử lý hàng bị thừa, bị thiếu. Phần mềm cũng giúp bạn quản lý cửa hàng một cách chuyên sâu để có cái nhìn tổng quản và đưa ra những kế hoạch, hướng xử lý những tình huống gặp phải, cũng như hướng hoạt động của cửa hàng….

    Trên đây chỉ làm một vài kinh nghiệm để giúp bạn kinh doanh cửa hàng sơn một cách hiệu quả, tránh những rủi ro. Trong quá trình hoạt động bạn có thể tự rút ra cho mình những kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh riêng.






     

Ủng hộ diễn đàn