Cửa nhựa gỗ Sungyu composite được sử dụng trong hầu hết các công trình nhà cao tầng, văn phòng, biệt thự, khu chung cư…Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh của loại cửa này ở bất kì đâu. Hãy cùng khám phá những ưu điểm của cửa nhựa composite cũng như hướng dẫn lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít mà Phongthinhdoor tổng hợp ngay dưới đây nhé! Ưu điểm của cửa gnhựa composite Hãy cùng Phongthinhdoor điểm danh một số ưu điểm nổi bật của cửa nhựa composite nhé! Cửa nhựa composite phù hợp với mọi điều kiện thời tiết Cửa nhựa composite không cong vênh, mối mọt Cửa nhựa composite lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng Cửa composite sử dụng cho cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh và hầu hết các ứng dụng khác Các chi tiết liên quan như nẹp, hộc cửa/ khuôn cửa…được thiết kế sẵn, lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít đơn giản, ít mất thời gian, công sức như cửa gỗ thông thường. Hướng dẫn lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít Cửa nhựa Composite có thể được lắp đặt tại bất kì vị trí nào trong ngôi nhà, các không gian khác nhau. Quy trình lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít gồm các bước sau: Bước 1: Kiểm tra và đo kích thước ô chờ cửa nhựa Composite Kích thước của ô chờ cửa Composite chuẩn xác sẽ giúp cho việc lắp ráp cửa gỗ đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế. Bước 2: Cố định tấm đệm vào hai bên tường ô chờ cửa nhựa Composite Đinh vít dùng để cố định tấm đệm vào ô chờ cửa sẽ có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào kết cấu và độ chắc chắn của tường: Nếu tường có kết cấu bình thường thì dùng loại đinh bê tông và bắn đinh trực tiếp tấm đệm vào tường. Nếu tường kết cấu không đủ mạnh thì dùng loại vít lỡ D8x100. Nếu tường là khung gỗ thì dùng đinh vít bắn gỗ Nếu tường được làm bằng thạch cao thì sử dụng khung thép gia cố và tự khoan vít Bước 3: Lắp khuôn cửa vào tường Lắp đặt khuôn cửa là một bước quan trọng khi lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít. Vì vậy cần làm đúng quy trình và đảm bảo sự chính xác. Quy trình thực hiện lắp khuôn như sau: Lắp tuần tự 2 thanh đứng trước, khuôn ngang sau. Các thanh khuôn đứng và ngang phải được lắp đặt chính xác theo kích thước thực tế lắp đặt. Tiếp đến ;ắp giá bằng đinh 0,1mm, điều chỉnh cho chính xác Cuối cùng, hãy cố định bằng đinh 1mm vào ô chờ sau khi chỉnh xong. Bước 4: Lắp bản lề lên cánh cửa Vị trí bản lề lần lượt sẽ là: Từ trên cánh xuống là 250mm, tiếp theo là 750mm và cuối cùng là từ dưới lên với khoảng cách 250mm. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo giữa khuôn và cánh là 3mm, còn giữa sàn và cánh là 5mm. Bước 5: Cố định bản lề và lắp khóa cửa Sau khi lắp bản lề xong, tiếp theo cần lắp kết hợp bản lề và cánh cửa vào khuôn cửa. Đây là bước khá khó thực hiện, vì trọng lượng cánh cửa khá nặng nên cần nhiều nhân lực. Vế lắp đặt khóa, lỗ khóa trên cánh cửa nhựa composite thường sẽ được khoan và khoét sẵn để có độ chính xác tuyệt đối. Nhân viên lắp đặt sẽ lắp đặt củ khóa và ổ khóa cũng như tay khóa trên cánh cửa nhựa Composite. Sau khi lắp đặt xong, tiến hành đóng mở kiểm tra chất lượng của khóa cửa. Bước 6: Lắp đặt nẹp lên khuôn cửa nhựa Composite Cần tính toán xem thử độ dài của các thanh nẹp đã chuẩn xác chưa và góc chéo có cắt 45 độ chưa, sau đó kết nối nẹp vào khuôn nhờ vào chân cài của nẹp. Phủ những khe hở giữa nẹp và tường bằng keo silicon. Ở bước này, bạn cần chắc chắn rằng nẹp không bị lỏng và ôm sát tường. Các mép và mối hở không quá 0.5mm. Bước 7: Vệ sinh cửa nhựa Composite sau khi hoàn thiện Sau khi không thấy có lỗi lắp đặt, dùng khăn ướt kết hợp với nước sạch lau vết dơ bám trên cửa trước khi bàn giao. Phongthinhdoor đã và đang là một trong những nơi cung cấp cửa nhựa Composite chất lượng. Chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng sự uy tín và chỉnh chu cho từng sản phẩm. Trên đây là ưu điểm cũng như hướng dẫn lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với Phongthinhdoor để được giải đáp.