Lọ lộc bình đắp nổi Long quấn thủy men rạn cổ Bát Tràng

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi saxuaua, 29/6/18.

  1. saxuaua

    saxuaua Mới đăng kí

    [​IMG]
    Thú chơi lộc bình đang trở thành một “mốt” của nhiều gia đình. Lộc bình được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng chúng đều mang một ý nghĩa phong thủy nhất định.



    Lộc bình, ngày nay người ta thường gọi là Lục bình. Lộc bình có hình dạng rất đặc trưng, thân phình to, cổ thắt lại trên miệng thường loe ra. Trong phong thủy, lộc bình tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển những điều mới mẻ, may mắn và cát khánh đồng thời nó cất giữ, bảo quản tài sản và của cải cho gia chủ. Lộc bình có nhiều hình dạng và được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như gốm sứ, gỗ quý, thủy tinh …

    Trong phong thuỷ, theo thuyết hình khí (hình nào khí nấy) thì hình dạng của lộc bình có tác dụng thu và giữ khí rất tốt. Lộc bình không phải là một thú chơi của người hiện đại mà nó đã được sử dụng từ rất xa xưa nhưng không được phổ biến. Những loại lộc bình quý, trạm trỗ công phu, … chỉ thấy xuất hiện trong những nhà quyền quý, bậc quan lại triều đình.
    Sản phẩm ĐÔI LỌ LỘC BÌNH LONG QUẤN THỦY với chất liệu cao cấp, họa tiết tinh xảo là một lựa chọn phù hợp để trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian nhà bạn thêm phần sang trọng.

    Sản phẩm được nung ở nhiệt độ từ 1200 đến 1300 độ C, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; chắc chắn, bền đẹp với thời gian.

    Bộ sản phẩm gồm 2 lọ.

    Kích thước: H50, H38, H36, H27

    Chất liệu: Men rạn cổ Bát Tràng.

    Nhắc đến Làng Gốm Cổ Truyền Bát Tràng, người ta không chỉ biết đến một làng nghề sản xuất đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã mà còn vô cùng nổi tiếng với các bí quyết pha chế ra những dòng men quý chỉ lưu truyền trong mỗi gia đình, dòng tộc.

    Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng nghề xưa tạo ra chính là Men rạn. Kỹ thuật pha chế men rạn rất công phu và phức tạp, đặc biệt là phải biết cách kết hợp đặc tính giữa xương gốm và da gốm. Nguyên liệu pha chế chủ yếu được lấy từ tự nhiên gồm tro trấu, đất sét, cát… theo một công thực nhất định. Men rạn là một loại men độc đáo được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và tính kiên trì.

    Phong cách tráng men rạn mang đậm nét cổ kính của những nếp gấp thời gian, pha với lớp men rạn truyền thống là hoa văn đắp nổi mang hơi thở hiện đại.

    Thành lọ được trang trí bởi họa tiết đắp nổi “ Long quấn Thủy” với hai sắc xanh và vàng nổi bật trên nền men rạn trắng. Trên thành lọ là một con rồng vàng to lớn, bay lượn trong những tầng mây xanh, hút nước đầy quyền uy. T oàn thân rồng toát lên uyển chuyển với một sức căng rất lớn. Hàm răng sắc nhọn, hai râu dài, vảy rồng sáng sắc nét. Trong phần nước được con rồng hút lên là một con cá chép vàng. Họa tiết “Long quấn Thủy” mô tả hình ảnh Rồng hút nước để phun mưa, giúp cho mùa màng trong nông nghiệp tránh cảnh hạn hán, hình ảnh này cũng gắn liền với nền văn mình nông nghiệp lúa nước của Việt Nam.

    Họa tiết này tượng trưng cho khả năng hút tài, hút lộc về cho gia chủ, đem lại vận may, hóa giải sát khí, bệnh tật, tai họa. “Long quấn thủy” là một hình ảnh trong sự tích cá chép hóa rồng vượt vũ môn.

    Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa, gió, giông, sét . Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ trên trái đất.

    Sau, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không trung và phun nước xuống trần gian làm ra mưa, tưới mát cho cây cối và các loài sinh vật dưới nơi đây.



    Nhưng vì số rồng trên trời không đủ để mang mưa đến khắp mọi nơi nên Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”.

    Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vị vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.

    Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng.

    Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.

    Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.

    Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

    Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thấy điều lạ, thần gió bay đến để xem. Khi thần gió đến thì gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy…

    Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.

    Từ câu chuyện dân gian đó, Cá chép hóa rồng- Long quấn Thủy trở thành biểu tượng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng cho đến ngày nay.

    ĐÔI LỌ LỘC BÌNH LONG QUẤN THỦY kích hoạt may mắn, “hút lộc” cho gia chủ: sự an lành và sung túc, thịnh vượng, thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và trong sự nghiệp.

    Có thể sử dụng chiếc lọ với nhiều mục đích.

    Trang trí không gian: cắm hoa, bày trên bàn thờ, trưng bày trong phòng khách, sảnh đường nhà hàng, khách sạn.



    Món quà ý nghĩa cho cấp trên, đối tác và khách hàng; làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

    Công ty TNHH Vạn An Lộc

    Địa chỉ: xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

    Email: vananloc@gmail.com

    website: vananloc.vn

    Hotlne: 0868999868

    Sđt: 097545375- 01672096884
     

Ủng hộ diễn đàn