Ngành gỗ đang là một trong những ngành phát triển lớn mạnh tại Việt Nam do nhu cầu lớn từ các quốc gia khác trên thế giới. Trong ngành gỗ, để đi đến thành phẩm cuối cùng như nội thất thì giấy nhám, giấy chà nhám hoặc giấy giáp là một trong các vật liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vai trò của giấy nhám là để đảm bảo cho tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của sản phẩm sau khi gia công. Giấy nhám được sử dụng trong việc chà nhám thô loại bỏ mùn gỗ, những vết dằm và tạo bề mặt phẳng mịn, chà tinh cho công đoạn trước/sau khi phủ sơn hoặc mài phá lớp sơn cũ để chuẩn bị cho việc sửa chữa, phủ lớp sơn mới. Chính vì giấy nhám đóng vai trò quan trọng trong nhiều công đoạn gia công gỗ, nên việc lựa chọn giấy nhám chà gỗ cần được chú trọng để có thể mang lại hiệu quả chà nhám tốt nhất ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm Cấu tạo giấy chà nhám Giấy chà nhám được cấu tạo nên bởi 3 phần gồm: Hạt nhám. Keo dính. Giấy hoặc vải. Trong đó, hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy nhám, tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm cho giấy nhám. Hiện nay, giấy nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm,Alumina-zirconia. Loại vật liệu thứ hai là keo dính có tác dụng gắn kết hạt mài với lớp vải hay giấy. Cuối cùng là giấy và vải là phần dùng để chứa hạt nhám. Dựa vào đặc tính của ngành gỗ tại Việt Nam, ta có 2 cách lựa chọn dựa vào chức năng và độ nhám, hạt nhám 1/Lựa chọn giấy nhám theo chức năng gia công Gia công vật liệu gỗ để ra thành phẩm thì chà nhám có rất nhiều công đoạn khác nhau theo tuần tự như chà nhám phá thô, chà nhám phá, chà nhám tinh hoàn thiện sản phẩm. Tùy vào mục đích của công đoạn mà ta có thể lựa chọn giấy nhám phù hợp. Cụ thể ở công đoạn chà phá thô để loại bỏ những vết dằm, vết xước, phần gỗ dư từ thanh gỗ nguyên liệu, chúng ta nên chọn loại giấy nhám thô có độ grit cao nghĩa là mật độ hạt nhám thưa. Giấy nhám thô giúp việc chà nhám thô diễn ra nhanh hơn, phá thô tốt hơn nhưng sau khi chà bề mặt chưa có độ mịn tốt nhất . Khi ở công đoạn hoàn thiện, ta chọn giấy nhám có độ nhám thấp hơn nghĩa là mật độ hạt nhám nhiều, sau quá trình chà nhám tinh, bề mặt gỗ sẽ có độ mịn và bằng phẳng tốt. Khi lựa chọn giấy nhám theo chức năng, chúng ta cần để ý đến một điều nữa là chúng ta chà nhám bằng thủ công hay sử dụng máy chà nhám. Chà nhám thủ công tương đối đơn giản vì chúng ta có thể sử dụng bình thường. Đối với chà nhám bằng máy, sẽ có nhiều loại như giấy nhám thùng, giấy nhám băng, giấy nhám dạng tờ a/Giấy nhám thùng: là dòng sản phẩm có các hạt nhám khá lớn sử dụng với máy chà nhám thùng. Đây là giấy nhám thường được sử dụng ở công đoạn chà mịn cho các bề mặt gỗ tự nhiên, gỗ khối. với kích thước lớn như 600 mm, 900 mm và 1300 mm. Việc lựa chọn kích thước giấy nhám thùng phụ thuộc vào máy nhám thùng chúng ta sở hữu b/Giấy nhám băng, giấy nhàm vòng: đặc điểm của giấy nhám cuộn này có kích thước khá nhỏ, chiều rộng phổ biến nhất chỉ đạt tối đa khoảng 300mm. Nhám băng khi sản xuất được đóng thành các băng nhỏ hoặc là cuộn lại thành từng cuộn. Khi sử dụng, giấy nhám băng thường được kết hợp với máy chà nhám băng, máy chà nhám cạnh hoặc cũng có thể cắt ra thành từng miếng theo kích thước tùy ý để sử dụng bằng tay. c/Giấy nhám dạng tờ: Nhám dạng tờ có nhiều hình dạnh như tròn, chữ nhật, tam giác với nhiều kích thước khác nhau. Dạng giấy nhám này thường được kết hợp với máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám điện quỹ đạo ngẫu nhiên Mirka DEROS hay máy chà nhám không dây Mirka AOS để sử dụng chà nhám cho bề mặt gỗ. Ngoài ra, nhám tờ cũng có thể sử dụng thủ công bằng tay để chà nhám chuẩn bị bề mặt cho bước tiếp theo là sơn PU. 2. Lựa chọn giấy nhám theo độ nhám (phân bổ hạt nhám) Độ nhám hay còn gọi là độ sắc bén của các hạt nhám được trải trên bề mặt giấy nhám. Hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy nhám, tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm cho giấy nhám. Hiện nay, giấy nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm,Alumina-zirconia. Hạt nhám có tính quyết định đến khả năng chà nhám của giấy nhám. Độ nhám hay còn được gọi là độ grit thường được ký hiệu bằng chữ P trên bao bì sản phẩm và phân loại từ thấp đến cao. Giấy nhám có độ grit càng cao thì chà nhám càng mịn. Hiện có các loại với độ nhám như sau: P40: Dùng để chà phá cho bề mặt ban đầu của gỗ, tạo độ phẳng tương đối P80: Dùng để chà phá nhưng với độ grit cao hơn nên cho độ mịn cao hơn. P180: Dùng để chà mịn cho bề mặt gỗ, chuẩn bị sơn lót PU. P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, sử dụng khi đòi hỏi sản phẩm sau chà nhám có độ láng mịn cực cao. Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn bán giấy nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất. Để được tư vấn cách chọn máy chà nhám, giấy chà nhám hoặc lỉnh vực chà nhám và đánh bóng Ngành Ô Tô, Ngành Sản Xuất, Ngành Tàu Biển Và Hàng Hải, Ngành Xây Dựng Và Nội Thất, Xử Lý Composite, Xử Lý Gỗ, Xử Lý Kim Loại,... chất lượng, giá cả phù hợp, bạn có thể liên hệ: Hutscom - Nhà phân phối dụng cụ cơ khí, thiết bị công nghiệp uy tín tại thị trường Việt Nam Website: https://hutscom.vn/ Mail: sales@hutscom.vn Hotline: 0903 867 467 Địa chỉ: Phòng G7, Số 6 Phùng Khắc khoan, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM