Mất răng toàn hàm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như thế nào? 10-12 phút Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến sự ngon miệng khi ăn nhai mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó mất răng còn tác động đến các cơ quan khác làm suy giảm sức khỏe của người mất răng. 1. Chức năng của mỗi chiếc răng Về cơ bản, mỗi người đều có số lượng răng như nhau gồm: 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm nhỏ, 12 chiếc răng hàm lớn. Mỗi răng, vị trí răng đều có những chức năng ăn nhai khác nhau. Mất răng làm gây khó ăn nhai và mất thẩm mỹ [*]Răng cửa là những chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm, có dạng hình chiếc xẻng và có rìa cắn rất sắc bén. Răng cửa đóng vai trò cắn, xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ. [*]Răng nanh nằm ở vị trí góc cung hàm, sát răng cửa. Răng nanh có hình ngọn giáo, mũ răng nanh dày rất nhọn và sắc bén. Nhiệm vụ của chiếc răng này là dùng để kẹp và xé thức ăn. [*]Răng hàm nhỏ có mặt cắn phẳng, mũ răng hình lập phương. Trên mặt răng hàm nhỏ được chia thành 2 định đều, nhọn. Răng dùng để xé và làm dập thức ăn. [*]Răng hàm lớn là các răng lớn nhất trên cung hàm. Mặt răng hàm lớn thường phẳng, có diện tích rộng và to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính của răng hàm lớn là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Khi mất một răng, nhiều răng hay mất răng toàn hàm, có nghĩa là hoạt động răng hàm không còn được hoàn mỹ. Thiếu đi vai trò của một răng hay nhiều răng sẽ khiến các răng còn lại hoạt động quá tải và có xu hướng yếu dần đi. Mất răng toàn hàm, người mất răng sẽ không còn cảm giác ăn nhai ngon miệng. Vì những răng còn lại không có đủ khả năng làm nhuyễn thức ăn khiến người mất răng không thể tận hưởng trọn vẹn hương vị món ăn đang dùng. Trong trường hợp người mất răng có thói quen ăn nhanh, vội vàng, thức ăn sẽ không được xử lý kỹ lưỡng và chuyển xuống dạ dày. Khi thức ăn không được nghiền nát sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải khiến cơ thể mệt mỏi. Khi dạ dày không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến sụt cân. 2. Ảnh hưởng của mất răng đối với ăn nhai Tuyến đầu của hệ tiêu hóa chính là ăn nhai, nhưng đối với người mất răng, mất răng toàn hàm, ăn nhai đã không còn được trọn vẹn. Ăn nhai khó khăn, nghiền thức ăn không kỹ, thức ăn sau nhai vẫn bị thô, không đạt được mùi vị khi ăn. Đó là những điều trăn trở của cô chú, anh chị khi bị mất răng. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền nát Thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa nhất là dạ dày – nơi tiếp nhận trực tiếp thức ăn. Trong trường hợp bị mất răng cửa, thức ăn sẽ không được xé nhỏ dẫn đến khó khăn trong vấn đề ăn nhai. Nhưng nếu thiếu đi răng nanh hoặc răng hàm thì thức ăn luôn trong tình trạng không được nghiền nát. Nếu tình trạng này xảy ra lâu dài, bữa ăn đối với người mất răng sẽ kéo dài hơn vì phải tốn khá nhiều thời gian cho việc nhai nhưng không được ngon miệng. Tiêu xương hàm, teo nướu, lệch khớp cắn Bên cạnh đó, nướu răng sẽ bị teo đi khi bị tổn thương và mất răng. Khi mất răng, phần xương hàm ở vị trí mất răng sẽ lấp đầy khoảng trống của chân răng đã mất và tiêu xương dần. Khi tiêu xương, vị trí răng mất sẽ lõm xuống, các răng khác sẽ có xu hướng dịch chuyển, ngả sang vị trí trống sinh ra hiện tượng răng bị xiêu vẹo. Các răng xung quanh hoạt động quá tải Phần nướu răng ở vị trí răng bị mất sẽ lành thương nhưng khi các răng khác ăn nhai, thức ăn sẽ lọt xuống nướu tại lỗ hổng ở vị trí mất răng. Thức ăn sẽ cọ sát với nướu làm nướu tổn thương, nhiễm khuẩn. Khi nướu va chạm với thức ăn cứng, sẽ có nguy cơ bị chảy máu, lở và nhiễm trùng nếu không được xử lý. Nếu nướu bị viêm có thể lây lan đến các răng lân cận. Khi mất răng, khoang miệng sẽ không thực hiện được quá trình ăn nhai hoàn thiện trong thời gian ngắn. Các răng còn lại buộc phải đảm nhiệm cả chức năng ăn nhai của răng đã mất. Nếu người mất răng không trồng lại răng kịp thời sẽ dẫn đến tiêu xương hàm tại vị trí mất răng. Xương hàm bị tiêu sẽ mỏng dần kết hợp với áp lực ăn nhai quá tải của các răng khác để bù đắp vào răng mất làm mỏi khớp hàm, chán ăn. 3. Mất răng làm lệch khớp cắn ảnh hưởng đến ăn nhai Mất một răng, nhiều răng, mất răng toàn hàm đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động ăn nhai. Lệch khớp cắn được xem là một hậu quả của việc ăn nhai không có sự tham gia của các răng kết hợp do mất răng. Thường lệch khớp cắn diễn ra trong thời gian lâu dài tính từ thời điểm mất răng. Răng kế cận nghiêng về phía vị trí mất răng dẫn đến lệch khớp cắn Ở giai đoạn đầu của thời gian mất răng, các tế bào xương hàm sẽ lấp đầy khoảng trống chân răng đã mất và làm lành thương. Khi mất răng, xương hàm sẽ không được tác động lực, do đó lâu dần sẽ bị tiêu biến. Khi tiêu xương hàm, thành xương ở vị trí mất răng sẽ rất mỏng, chùng xuống làm cho những chiếc răng kế cận bị nghiêng, lệch về khoảng trống răng đã mất. Trong quá trình này, chân răng được xem như gốc rễ của một cây xanh, xương hàm giống như một vùng đất màu mỡ. Nhưng khi cây bị nhổ bỏ, vùng đất chỗ cây đó sẽ san bằng gốc và không có sự che chở nên bắt đầu thoái hóa. Những cây xanh khác sẽ có xu hướng phát triển, nghiêng về phía khoảng trống để hấp thụ nhiều ánh mặt trời hơn. Mặt khác, các răng nghiêng, lệch sẽ không phối hợp ăn nhai với nhau vì bị lệch khớp cắn. Nhất là khi các răng lân cận có xu hướng đổ ngã về khoảng trống sẽ tạo khoảng trũng xuống ở khoảng giữa của hàm. Việc các răng trên cung hàm không bằng nhau sẽ làm răng trên cung hàm đối diện phát triển theo cơ chế tự nhiên sao cho vị trí khớp cắn trùng với nhau để ăn nhai. Chân răng dài, lỏng lẻo, khó ăn nhai thậm chí dẫn đến rụng răng Khi chỗ trũng quá sâu sẽ làm cho răng trên cung hàm đối diện mọc dài ra, gây lỏng lẻo chân răng, tụt lợi, suy yếu dần. Nếu tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mất những răng này trên cung hàm đối diện. Quá trình ăn nhai bình thường thức ăn sẽ được nghiền nát và chuyển xuống dạ dày dễ dàng. Nhưng khi bị lệch khớp hàm, các răng sẽ không cùng nằm trên một mặt phẳng để cùng phối hợp ăn nhai. Vì thế khi người mất răng bị lệch khớp hàm trong quá trình ăn nhai sẽ chậm hơn do khó nhai nhuyễn thức ăn. Thức ăn sau nhai của người mất răng vẫn còn ở trạng thái rất thô. Tiêu xương hàm, má hóp, da mặt lão hóa Xương hàm, răng, nướu nằm trong khoang miệng đều có tác dụng chống đỡ, hình thành góc cạnh gương mặt. Nên khi bị mất răng, lệch khớp hàm điều dễ nhìn thấy nhất chính là quá trình biến đổi gương mặt từ xương gò má đến cằm. Tiêu xương làm má hóp, cằm nhọn, có xu hướng co vào trong khoang miệng nên sinh ra móm. Da mặt gần khóe môi cũng bị chùng vì không được chống đỡ nên thường nhìn già trước tuổi. Lệch khớp hàm ảnh hưởng trực tiếp đến hàm, đầu tiên là thành xương mỏng, dễ vỡ, khó trồng lại răng giả, hàm bị co vào mất thẩm mỹ. Khi hàm bị lệch, nhiều vị trí không cân đối trên răng hàm liên tục chịu áp lực nên sinh ra chèn ép thần kinh. Những cơn đau đầu, đau vai gáy, mỏi khớp hàm trong quá trình mất răng diễn ra rất thường xuyên. 4. Mất răng làm dạ dày luôn trong tình trạng quá tải Dạ dày có chức năng chứa đựng và nhào trộn, tẩm ướt dịch vị để tiêu hóa thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan khác phát triển khỏe mạnh. Khi mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, hệ thống ăn nhai sẽ suy yếu, thức ăn được chuyển thẳng xuống dạ dày thường là thức ăn thô chưa được nghiền nát kỹ lưỡng. Thức ăn thô, sẽ khó tiêu hóa, dịch vị buộc phải tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa được hết chất dinh dưỡng. Thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng, lệch khớp cắn sẽ dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Trong thời gian lâu dài, dạ dày sẽ bị quá tải khi phải làm việc liên tục nên dễ bị tổn thương, sinh ra đau bao tử. Dạ dày bị tổn thương, cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng. Dạ dày của người mất răng thường yếu ớt. Nguyên nhân là bị tổn thương chưa phục hồi, không hấp thụ hết chất dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa xảy ra vấn đề, rối loạn, sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng, các cơ quan sẽ làm việc không hiệu quả. Cơ thể bị suy nhược, luôn mệt mỏi và chán ăn sẽ làm sụt kí, lão hóa và làm việc kém hiệu quả. 5. Giải pháp khắc phục tình trạng mất răng Mất răng toàn hàm, mất một hoặc nhiều răng gây ra nhiều hệ lụy về tiêu hóa và ảnh hưởng gián tiếp đến cơ thể. Trồng răng là biện pháp duy nhất để người mất răng được ăn nhai ngon miệng và cải thiện hệ tiêu hóa cũng như nét thẩm mỹ. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng như hàm tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng Implant với những ưu điểm nhược điểm riêng. Hàm tháo lắp rất an toàn với cơ thể, tháo lắp dễ dàng nhưng chỉ nhai được những đồ mềm, dễ bị tiêu xương hàm và thường bị hôi miệng,... Cầu răng sứ cũng có nhiều ưu điểm vì có tính thẩm mỹ cao, nhai ổn định hơn hàm tháo lắp. Tuy nhiên cầu răng sứ dễ bị tiêu xương hàm làm lão hóa gương mặt. Khi làm cầu răng sứ cần mài 2 răng kế cận nên dễ gây tổn thương tủy răng dẫn đến đau đớn và mất 2 răng thật bị mài, dễ bị viêm nướu,... Trồng răng Implant được xem là phương pháp trồng răng hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại. Implant đảm bảo được cả yếu tố thẩm mỹ, ăn nhai như răng thật và áp dụng được cho hầu hết các tình trạng mất răng như mất 1 răng, nhiều răng hay mất răng toàn hàm. Bên cạnh đó, răng Implant sau khi được trồng sẽ tích hợp hoàn toàn với xương. Tuổi thọ của răng Implant lên đến 20 năm thậm chí lên đến trọn đời nếu được Cô chú, anh chị chăm sóc cẩn thận. Trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay dành cho người bị mất một răng, nhiều răng hay mất răng toàn hàm. Người mất răng có thể được ăn nhai thoải mái, cười thoải mái và tiếp tục tận hưởng cuộc sống được trọn vẹn. Nên sau khi trồng răng Implant, các cô chú, anh chị luôn vui vẻ, tự tin trong giao tiếp và luôn thưởng thức được những món ngon yêu thích. Xem thêm : bọc răng sứ cho răng cửa giá bao nhiêu làm răng sứ thẩm mỹ ở hà nội bọc sứ răng cửa giá bao nhiêu răng sứ mỹ giá bao nhiêu trồng răng sứ giá bao nhiêu tiền