Khi bé có dấu hiệu lười ăn và chậm tăng cân, nhiều mẹ chỉ tập trung đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức vào dinh dưỡng mà quên rằng bé cần nhiều hơn thế để phát triển toàn diện. Bé còn phải có hệ tiêu hóa tốt để hấp thu tốt các dưỡng chất, miễn dịch tốt để phòng chống bệnh tật, trí tuệ phát triển tối ưu để khám phá thế giới, tâm lý cân bằng để luôn vui vẻ và một lối sống lành mạnh, năng động để trưởng thành trong những môi trường tốt nhất. Nếu bé tăng cân chậm, chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ những chất cần thiết. Khẩu phần ăn hàng ngày của bé phải đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ cố gắng duy trì tỷ lệ cân đối, hợp lý giữa các nhóm dinh dưỡng, từ đạm, béo, đường đến vitamin, chất khoáng và chất xơ trong mỗi bữa ăn của bé. Không chỉ vậy, mẹ còn cần phải “đầu tư” thêm theo các gợi ý dưới đây của Bio-acimin: Bé chậm tăng cân luôn cần dinh dưỡng tối ưu Tiêu hóa khỏe là quan trọng nhất Khi bé đụng độ rối loạn tiêu hoá, chứng tỏ tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột bé đang bị mất cân bằng. Việc cần làm là bổ sung lợi khuẩn để “chiến đấu” với hại khuẩn, chứ đừng dùng những phương pháp chỉ trị được phần ngọn như dụ dỗ bằng đồ chơi, điện thoại, iPad để bé ăn trong vô thức. Thậm chí doạ nạt, la mắng để bé sợ mà ăn cho nhiều. Tất cả những cách tiêu cực đó chỉ có thể khiến tình hình tồi tệ thêm mà thôi. Ngoài ra, hệ tiêu hóa bé không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn. Đây cũng là “nguồn cơn” của tình trạng chậm tăng cân ở bé đó. Những sản phẩm cốm vi sinh không chỉ cung cấp lợi khuẩn trả lại trạng thái cân bằng cho đường ruột bé, mà còn tăng cường hấp thu dưỡng chất và giúp bé tiêu hóa hoàn toàn thức ăn nữa đó. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học Mẹ có đầu tư vào khẩu phần ăn của bé hàng ngày nhưng lại không tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa thì cũng như không thôi. Ăn uống khoa học là điều kiện tiên quyết trong tăng cân. Mẹ đừng để bé bỏ bữa chính, đặc biệt là bữa sáng, cho bé ăn từ 4 – 5 bữa mỗi ngày, cố gắng sắp xếp khoảng thời gian giữa các bữa ăn phù hợp. Tuyệt đối không cho bé ăn vặt quá gần bữa ăn chính vì có thể làm “ngang dạ”, bé sẽ lơ là ngay những món quan trọng. Ngủ đủ giấc, vận động thích hợp Ngoài dinh dưỡng, giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác. Bé ngủ ngon giấc, tha hồ tăng cân Nhiều mẹ không dám cho bé chậm tăng cân vận động vì sợ bé yếu ớt dễ bệnh, hay tiêu tốn nhiều năng lượng rồi lại sút cân. Đó là sai lầm! Hãy cho bé tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ trong 30 phút trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn và kích thích tăng trưởng cơ. Đừng để bé ốm vặt Bé ốm vặt thì rất khó có thể giữ vững “phong độ” cân nặng như ý, nên ngoài các nhóm thực phẩm chính, mẹ đừng quên những vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B… Mẹ hãy chủ động bảo vệ bé tránh xa các tác nhân gây bệnh. Thường xuyên nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa. Tránh cho bé tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm, bệnh hô hấp… Tâm lý cũng rất quan trọng Đặc biệt, đây là điều mà ít mẹ nào nghĩ đến. Cho phép bé lựa chọn thực phẩm trong sự hướng dẫn của mẹ cũng là cách để bé thích ăn hơn. Bé vốn thích những thứ có màu sắc bắt mắt, mà rau củ quả thì đa dạng muôn màu, bé tha hồ ngắm. Hoạt động này sẽ tăng kết nối, khiến bé thích thú hơn với thức ăn khi tận mắt nhìn thấy rau củ quả từ khi còn tươi cho đến lúc đã chế biến. Giống như một “liệu pháp tâm lý” giúp bé thêm yêu món mẹ nấu đó! Làm “thực tập sinh” trong bếp cùng mẹ, bé sẽ yêu thức ăn hơn. Hành trình tăng cân cho bé không đơn giản, nhưng Bio-acimin tin rằng chỉ cần mẹ cố gắng hết sức và theo đuổi phương pháp chăm sóc bé khoa học thì ắt thành công thôi! Khi thấy bé yêu không đạt được tăng trưởng theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mẹ hãy dẫn bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đúng cách nhé!