Mua bán nhà đất hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động được người dân thực hiện nhiều trên thực tế. Song, đối với nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì không phải ai cũng biết hướng xử lý khi muốn hoàn thành giao dịch mua bán.Hãy cùng tìm hiểu xem mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ như thế nào nhé! >>>> Nên quan tâm: Thận trọng khi lựa chọn văn phòng công chứng tại Hà Nội 1. Được mua bán nhà đất chưa có sổ trong các trường hợp nào? Nhà đất khi chưa có sổ vẫn có thể được chuyển nhượng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: “ 1.Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013). 2.Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế” (khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013).” Như vậy, chỉ có hai trường hợp chuyển nhượng nhà đất chưa có sổ đỏ, nếu không thuộc những trường hợp trên thì việc chuyển nhượng đó là vi phạm pháp luật. 2. Hướng dẫn thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ Việc mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau: 2.1. Đăng ký cấp sổ đỏ >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Tây Hồ Việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký, cần chuẩn bị hồ sơ như sau: · Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ; · Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; · Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; · Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng); · Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có). 2.2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Công chứng hợp đồng chuyển nhượng là một điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất đai, để việc chuyển nhượng có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ, đồng thời tránh trường hợp lừa đảo, một mảnh đất mà chuyển nhượng cho nhiều người như trong thực tế vẫn xảy ra. Giấy tờ cần chuẩn bị công chứng bao gồm: · Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; · Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu); · Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của các bên; · Giấy đăng ký kết hôn/ giấy xác nhận độc thân; · Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật. 2.3. Kê khai nghĩa vụ tài chính >>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ uy tín khu vực Hà Nội Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên phải kê khai thông qua các giấy tờ sau: · Tờ khai thuế thu nhập cá nhân; · Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ; · Bản sao, bản chụp sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó; · Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; · Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có). Thời điểm nộp hồ sơ kê khai này thông thường cùng với thời điểm nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ. 2.4. Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm: · Đơn đăng ký biến động; · Bản gốc Sổ đỏ; · Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng. Cơ quan có thẩm quyền xác định các khoản thuế, lệ phí mà người sang tên Sổ đỏ phải nộp và thông báo cho người sang tên sổ đỏ. 2.5. Trả kết quả Thời hạn sang tên sổ đỏ: · Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; · Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày. >>>> Xem thêm: Công chứng ngoài giờ tại Hà Nội Thời hạn trả kết quả Lưu ý: Thời hạn trên không được tính đối với những thời gian sau: · Thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; · Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; · Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn "Mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ như thế nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com