Đất ở là đất được sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên có không ít trường hợp người dân sử dụng đất ở để xây dựng nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy, đất ở có được xây nhà xưởng không? >>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng uy tín, nhanh chóng tại văn phòng công chứng gần nhất Đất ở có được xây nhà xưởng không? Điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất, trong đó: 3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; … Theo quy định trên, đất ở là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất. Trong khi đó, đất để xây dựng nhà xưởng cũng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng cụ thể mà nhà xưởng có thể được xây dựng trên các loại đất như: Đất khu công nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp… Như vậy, có thể thấy trong trường hợp muốn xây dựng nhà xưởng trên đất ở, buộc người sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (đất sản xuất phi nông nghiệp). Muốn xây dựng nhà xưởng trên đất ở, phải làm gì? Như ở trên, thì người sử dụng đất không được xây dựng nhà xưởng trên đất ở khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần sự cho phép của cơ quan nhà nước như sau: Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp; b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn; d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ. [...] 3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, điểm e khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định: Điều 133. Đăng ký biến động 1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây: [....] e) Chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này; trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật này mà người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động; Theo đó, trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở thì không cần xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động thay đổi mục đích sử dụng đất. >>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ hộ gia đình có cần chữ ký tất cả thành viên không? Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm: - Đơn đăng ký - Sổ đỏ đã cấp - Giấy tờ liên quan đến nội dung biến động như: Văn bản cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất Văn bản xác nhận tình trạng sạt lở tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Bản vẽ tách thửa, hợp thửa… - Văn bản đại diện (nếu thực hiện thông qua người đại diện). Bước 2: Nộp hồ sơ Căn cứ Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả đăng ký biến động đất đai gồm: - Bộ phận Một cửa; - Văn phòng đăng ký đất đai; - Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết Bước 4: Trao kết quả >>> Xem thêm: Phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh có đắt không? Xem ngay bảng giá cập nhật mới nhất Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2025, đất ở có được xây nhà xưởng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com