ngựa thờ gỗ

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi hungtq8, 13/4/21.

  1. hungtq8

    hungtq8 Thành viên cấp 1

    ngựa gỗ thờ là con vật thân quen gắn liền với con người từ xa xưa trong lịch sử, là con vật biểu trưng cho sự thông minh nhanh nhẹn, là biểu tượng của sự hùng mạnh trong chiến tranh trung cổ. Đó là sức mạnh của Phù Đổng Thiên vương cưỡi Ngựa sắt nhổ cây Tre đánh giặc. Trong văn hóa người Việt, Ngựa là một trong số 12 con Giáp (Ngọ), là biểu tượng cho sự trung thành tận tụy, thông minh mạnh mẽ, đồng thời là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng và thành công.

    Chính vì lẽ đó mà hình tượng con Ngựa đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt cổ được phản ánh trong lịch sử, trong văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, qua một số công trình kiến trúc cổ được con người thần tượng hóa thành những linh vật thờ tự ở một số di tích lịch sử văn hóa cùng với những linh vật khác như Long (Rồng) Ly (Lân) Quy Rùa) Phụng (Phượng)…

    Trước ban thờ thường có những mảng chạm của người xưa không chỉ để làm đẹp mà còn là ước vọng được đặt ra giữa con người với thần linh như cầu mưa thuận gió hòa, ngũ phúc lâm môn… Sát gian giữa, phía ngoài thường được đặt chiêng (bên tả) và trống (bên hữu), theo nguyên tắc tả chung hữu cổ. Thông thường khi tế, người xưa đã xướng Khởi chinh cổ, nghĩa là phải gõ chiêng trước để như xin mở cửa trời rồi đánh trống sau để mong trời nổi sấm lên, mưa xuống cho mùa màng tươi tốt. Sát tường hậu của hai gian bên thường có ngựa hồng (bên tả) và ngựa bạch (bên hữu), đều đứng theo thế chầu vào. Đây là hai chú ngựa đã được thiêng hóa, mang tư cách cõng bầu trời chuyển động, vì thế yên của chúng phổ biến là hình tượng phượng hoàng. Phượng hoàng có mỏ diều hâu, tóc trĩ, mắt giọt lệ, cổ rắn, vảy cá chép, cánh đại bàng, đuôi công, chân hạc, móng chim ưng với ý nghĩa đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh tượng trưng cho gió, lông tượng trưng cho cây cỏ, đuôi tượng trưng cho tinh tú, chân tượng trưng cho đất. Vì thế, con ngựa với yên phượng hoàng là vật cưỡi của thần linh nên thường ngày khi không có hội, người dân cất đầu và đuôi của chim để mong cho thành hoàng làng không thể phiêu diêu vào không gian khác. Tức là mong cho thần luôn tại vị trong đình để hỗ trợ mọi việc cho cho làng xã.
     

Ủng hộ diễn đàn