Thẻ tạm trú dành cho người lao động nước ngoài hiện cư trú và làm việc tại Việt nam sẽ có ký hiệu LĐ Với thẻ tạm trú này, người lao động nước ngoài có thể sinh sống tại Việt Nam tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài chấm dứt hợp đồng thì thẻ tạm trú còn giá trị không?Nếu xin thẻ tạm trú theo diện người lao động nước ngoài thì trong quá trình chuẩn bị thủ tục, giấy tờ người lao động cần xuất trình được giấy bảo lãnh cũng như hợp đồng lao động của doanh nghiệp, công ty nơi mình làm việc tại Việt Nam. Thế nhưng sau này, vì một lý do nào đó, người lao động chấm dứt đơn phương hợp đồng lao động trước thời hạn mặc dù thẻ tạm trú còn giá trị lưu trú, thì bạn phải xử lý ra sao? Theo quy định nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam “Người nước ngoài tạm trú từ 01 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị thẻ”. ► Thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài thuộc các trường hợp sau: – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi. – Cấp cho người nước ngoài làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân. dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng. – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép. – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp của Việt Nam. – Cấp cho người. nước ngoài thuộc biên chế của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước. ngoài; tổ chức phi Chính phủ có trụ sở đặt tại Việt Nam. Theo Điều 6 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm. 2014 quy định: “Đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5; khoản 3 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh,xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. ( Điều 6 Luật. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).“ Cũng theo quy định của Bộ luật này, người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ phải hoạt động tại Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh. Như vậy, nếu người lao động nước ngoài ở công ty bạn nhập cảnh tại Việt Nam với mục đích làm việc cho công ty bạn mà tự ý nghỉ việc đã vi phạm nghĩa vụ của người nước ngoài (Khoản 2 Điều 44). ► Nếu người lao động nước ngoài tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ký kết hợp đồng lao động, với tư cách là tổ chức bảo lãnh cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, công ty của bạn có quyền và nghĩa vụ: + Yêu cầu người. nước ngoài nộp lại Thẻ tạm trú và làm. thủ tục với cơ quan xuất nhập cảnh để thu hồi, hủy giá trị của Thẻ tạm trú + Có công văn báo cáo với cục quản lý xuất nhập cảnh – Công an Tỉnh để làm thủ tục hủy giá trị thị thực + Đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh cấp thị thực phù hợp với người nước ngoài xuất cảnh + Nộp lại thẻ tạm trú, hủy thị thực cũ và làm thủ tục cấp thị thực có giá trị phù hợp với người nước ngoài xuất cảnh đúng quy định. Lưu ý: Công ty, doanh nghiệp không báo cáo trường hợp của nguời lao động kip thời sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, bảo lãnh người nước ngoài .theo quy định của pháp luật. Để tránh những trường hợp đáng tiếc khi người nước ngoài nghỉ việc, công ty nên tìm hiểu thật kỹ những quy định cũng như trách nhiệm đối với người lao động nước ngoài trước khi họ nhập cảnh vào Việt Nam. * Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp. thắc mắc về thủ tục chấm dứt bảo lãnh người nước ngoài làm việc tại công ty cũng như thủ tục thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Quý khách vui lòng liên hệ:. 0904 677 628 Nguồn: workpermit.vn