Nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm?

Chủ đề thuộc danh mục 'Chăm sóc da' được đăng bởi bioderma, 8/1/23.

  1. bioderma

    bioderma Mới đăng kí

    3.1 Mọc mụn ở cằm do rối loạn nội tiết tố
    Theo nghiên cứu, hormone Androgen trong cơ thể chính là nguyên nhân kích thích tăng tiết bã nhờn trên da. Do các nốt mụn ở cằm thường có xu hướng xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ hoặc tiền kinh nguyệt - ngay trước khi kỳ kinh nguyệt sắp đến. Điều này được giải thích là do trong thời gian nửa đầu chu kỳ, lượng estrogen trong máu tăng cao và vào nửa sau (từ ngày 14 đến ngày 28) thì lượng progesterone sẽ nổi trội hơn để thay thế. Tại thời điểm này, cơ thể cũng sản xuất nhiều testosterone hơn - nội tiết tố làm tăng kích thước và hoạt động của các tuyến dầu trên da. Điều này đồng nghĩa với tình trạng các tuyến dầu trở nên lớn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhiều hơn. Hệ quả là có nhiều không gian cho vi khuẩn xâm nhập và tạo ra các vết mụn trên da.

    3.2 Mụn cằm do rối loạn giấc ngủ
    Do những áp lực của đời sống hiện tại, khiến chúng ta mỗi ngày phải tất bật với công việc và luôn phải thức khuya dậy sớm. Theo các chuyên gia, những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, mất ngủ, stress và căng thẳng kéo dài sẽ có khả năng nổi mụn cao hơn những người bình thường.

    Một yếu tố khác kết nối tình trạng thiếu ngủ với hình thành mụn trứng cá là làm tăng sự đề kháng insulin. Nguyên nhân gây mụn này được giải thích là do tình trạng đề kháng insulin có thể làm tăng glucose trong máu - 1 trong những nguyên nhân chính gây ra mụn dưới cằm. Vì thế, khi không ngủ đủ giấc, làn da sẽ trông xỉn màu, không được căng mọng và tươi tắn. Hơn nữa, cortisol là nội tiết tố còn đóng vai trò sản xuất bã nhờn - vì vậy da sẽ càng dễ bị nổi mụn.

    [​IMG]
    3.3 Sử dụng thuốc tránh thai
    Đối với phụ nữ, thuốc tránh thai dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, các hormone có trong thuốc tránh thai kết hợp có thể góp phần giúp chống lại sự xuất hiện mụn trứng cá trên da vì chúng làm giảm nội tiết tố androgen lưu thông trong máu, gián tiếp làm giảm sản xuất bã nhờn. Khi ngừng sử dụng thuốc đột ngột, các hormone đó sẽ hoạt động trở lại nên có thể dẫn đến bã nhờn sản xuất quá nhiều, tạo điều kiện lên mụn ở cằm.

    3.4 Mụn nổi ở cằm do đắp mặt nạ không đúng cách
    Mặt nạ thường được sử dụng với tần suất từ 1-3 lần/ tuần. Mục đích chính là dưỡng da chuyên sâu, cấp ẩm và xử lý một số vấn đề da (như làm sạch, loại bỏ mụn,…). Nếu như việc dưỡng da được ví như bữa cơm hằng ngày, thì mặt nạ giống như một bữa tiệc “buffet” cuối tuần cho làn da. Nguyên nhân chính hình thành mụn ở cằm sau đắp mặt nạ là do làn da bị bí bách, hơi thở và không khí ẩm, ấm lưu thông sau mặt nạ bị ứ trệ. Đồng thời, lượng dầu và mồ hôi trên da cũng bị giữ lại, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn bám trên da phát triển mạnh, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và xuất hiện các tình trạng nổi mụn dưới cằm.

    3.5 Dị ứng với mỹ phẩm khiến nổi mụn dưới cằm
    Hiện nay, nhiều người đã ham rẻ mà tin dùng những sản phẩm kém chất lượng. Việc dùng mỹ phẩm có chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng sẽ khiến làn da của bạn đối mặt với nguy cơ bị kích ứng rất cao. Từ đó, có thể khiến da dễ bị đỏ rát và nổi nhiều loại mụn và nổi mụn ở cằm cũng không phải là loại lệ.

    3.6 Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
    Chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cũng là một trong những nguyên nhân lên mụn ở cằm. Như thiếu nước và rau xanh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích…. có thể gây nên tình trạng mụn trứng cá. Biểu hiện của tình trạng mụn trứng cá do ăn uống sai cách là mụn mọc không chỉ ở cằm mà còn các vị trí khác như má và trán.
     

Ủng hộ diễn đàn