Thay vì dành thời gian nghỉ hưu để thư giãn ở tuổi già, nhiều người lao động quyết định tiếp tục công việc để tăng cường thu nhập. Cần lưu ý rằng trong trường hợp làm việc sau khi đã đạt đến độ tuổi nghỉ hưu, có thể có hai khoản tiền mà người lao động cao tuổi không được hưởng khi nghỉ việc. >>> Xem thêm tại: Phòng công chứng có dịch vụ làm sổ đỏ không? Dịch vụ này ở phòng công chứng có nhanh hơn ở cơ quan nhà nước không? 1. Tiền trợ cấp thôi việc Khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ, khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp quy định thì người lao động đã làm việc thường xuyên cho một người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, việc chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định trên được loại trừ đối với 02 trường hợp sau: (1) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (2) Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Như vậy, nếu đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động cao tuổi sẽ không được doanh nghiệp nơi mình làm việc chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Lưu ý: Nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động cao tuổi vẫn được chi trả trợ cấp thôi việc. Điều này đồng nghĩa rằng, nếu đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu thì người lao động vẫn được lấy tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. >>> Xem thêm tại: Tư vấn miễn phí dịch thuật lấy ngay cho khách uy tín nhất Hà Nội, phí dịch thuật lấy ngay là bao nhiêu ? 2. Tiền trợ cấp thất nghiệp Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2023 sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó, quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng loại trừ việc chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với 02 trường hợp sau đây: (1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; (2) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Theo đó, nếu đã được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng thì người lao động cao tuổi sẽ không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc. Đối với trường hợp đang hưởng lương hưu nhưng vẫn đi làm, mặc dù không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đây cũng không phải điều quá thiệt thòi bởi theo khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, người lao động đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mặc khác, khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. >>> Xem thêm tại: Tuyển cộng tác viên bán hàng thu nhập không giới hạn tại Hà Nội – nhanh chóng nắm bắt cơ hội! Như vậy, dù không được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc, người lao động đang hưởng lương hưu đi làm sẽ được trả thêm cùng với lương một số tiền tương ứng bằng 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Lưu ý: Nếu chưa hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động cao tuổi vẫn được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. >>> Xem thêm tại: Tận tình hướng dẫn chi tiết dịch vụ công chứng cho khách 24/24 tại văn phòng và ngoài trụ sở tại Hà Nội Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Những khoản tiền mà lao động cao tuổi không được lấy khi nghỉ việc. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com