Những rủi ro pháp lý khi không nộp phạt vi phạm giao thông

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi Thachthao.vpccnh2011, 13/9/23.

  1. Thachthao.vpccnh2011

    Thachthao.vpccnh2011 Thành viên cấp 1

    Để đảm bảo an toàn và quyền lợi của mọi người, các quy tắc và quy định giao thông đã được thiết lập và thực thi. Một phần quan trọng của quy trình này là việc xử phạt những người vi phạm giao thông. Tuy nhiên, có một số người có thể tự hỏi liệu họ có thể tránh trách nhiệm bằng cách không nộp phạt hay không?. Hãy cùng tìm hiểu về tình huống này và những hậu quả có thể xảy ra.

    >>> Xem thêm: Để lại di chúc bằng việc ghi âm, quay video có được không? Tiến hành công chứng di chúc ghi âm được không?

    1. Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe
    Nội dung này được nêu rõ tại khoản 15 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chưa giải quyết đăng ký xe.
    [​IMG]

    >>> Click tìm hiểu thêm: Danh sách các văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí tại Hà Nội.

    Sau khi tổ chức, cá nhân chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì được đăng ký xe.
    Theo quy định này, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông thì người vi phạm sẽ không thể đăng ký xe khi mua xe mới hay sang tên xe sau khi mua bán, tặng cho, thừa kế,…
    Để được giải quyết thủ tục đăng ký xe, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt trước, sau đó, cơ quan đăng ký xe mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục.

    2. Bị cưỡng chế nộp phạt vi phạm giao thông
    Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt.
    Nếu quá thời hạn nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật này bao gồm:
    – Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
    – Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
    – Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
    [​IMG]

    >>>
    Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng khi nhận sổ lần đầu chi tiết nhất, click ngay!

    Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

    3. Bị tính thêm tiền chậm nộp phạt vi phạm giao thông
    Theo khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông, ngoài việc bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm còn bị tính thêm tiền chậm nộp phạt với công thức tính như sau:

    Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

    Số tiền này đồng thời thu cùng số tiền nộp phạt giao thông theo quyết định xử phạt.

    4. Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm
    Theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà chủ phương tiện vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
    Ô tô vi phạm khi đi đăng kiểm chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày khi kiểm định đạt yêu cầu
    Người vi phạm giao thông sau khi giải quyết xong vụ việc việc vi phạm (đến trụ sở ở công an để giải quyết và hoàn thành việc nộp phạt) thì Cảnh sát giao thống sẽ gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện trên Chương trình Quản lý kiểm định.
    Lúc này, chủ xe đưa phương tiện đi đăng kiểm lại sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo chu kì quy định.

    >>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu? Phải nộp mức phí bao nhiêu?

    Trên đây là bài viết giải đáp về “Những rủi ro pháp lý khi không nộp phạt vi phạm giao thông”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     
    Last edited: 13/9/23

Ủng hộ diễn đàn