Nông nghiệp công nghệ cao trên đất An Giang

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi ditran2112, 28/12/20.

  1. ditran2112

    ditran2112 Thành viên cấp 1

    Nhắc đến Tân Châu người ta nghĩ ngay đến nghề dệt lụa nổi tiếng lâu đời, gắn liền với cuộc sống bao đời nay. Đây cũng là khu vực biên giới, khi nói đến khu vực biên giới, người ta thường nghĩ đến hình ảnh buôn lậu thuốc lá, đường cát, mỹ phẩm, rượu, bia cùng nhiều mặt hàng khác như: gỗ, quần áo may sẵn, đồ điện máy...Nghĩ thế không sai, bởi tại khu vực biên giới trước đây, do mãi lực của đồng tiền, một số người dân sống ở đây tham gia đai vác thuốc lá lậu và đường cát qua biên giới để mưu sinh cuộc sống. Song, đó chỉ là con số rất nhỏ so với bức tranh thực tế sinh động đang diễn ra tại khu vực này.

    Ngày nay, khi mà công nghệ phát triển, bên cạnh việc trồng lúa, hoa màu, người dân vùng biên giới Tân Châu đang cùng với chính quyền địa phương đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thực tế.

    Bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, cuộc sống từng bước được nâng lên. Hiện ở khu vực biên giới Tân Châu đã có 680 ha đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng những sản phẩm nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn. Cây dưa lưới, cà chua bi, dưa leo bi và những vườn rau thủy canh là một trong những điển hình.

    Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, trước hết phải kể đến mô hình của ông Hồ Thanh Tuấn (ấp 5, xã Vĩnh Xương). Hưởng ứng chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, năm 2018, ông Tuấn đầu tư nhà màng. Khởi điểm, ông chỉ xây dựng nhà màng trên diện tích 1.000m2, trồng thử cây dưa lưới.

    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa (nguồn baoangiang)
    Dưa lưới được trồng trong nhà màng áp dụng công nghệ cao giúp dưa cách ly với côn trùng gây hại và ứng phó với thời tiết bất thường. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt kỹ thuật cao được đầu tư theo công nghệ Israel dẫn đến tận gốc cây và hoàn toàn tự động đã tiết kiệm lượng nước sử dụng và chi phí lao động. Cây dưa lưới được trồng đúng quy trình theo công nghệ cao, đó là không trồng dưa trên mặt đất mà trồng trên giá thể (gồm xơ dừa, đất, chất dinh dưỡng và các men vi sinh) nên giúp hạn chế mầm bệnh có trong đất, không sử dụng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ nên sản phẩm dưa lưới đạt chất lượng an toàn thực phẩm.

    Sản phẩm dưa lưới của anh Tuấn đã được Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Kim Long – TP Bình Dương đến tận nơi thu mua. Đây là điểm khởi đầu thuận lợi do có đầu ra ổn định. Dưa lưới là giống cây ăn quả ngắn ngày, có thể trồng 3-4 vụ/năm. Anh Tuấn cho biết sẽ mở rộng thêm nhà màng, nâng tổng diện tích 2000m2 nhằm tăng sản lượng và thu nhập.

    Ở biên giới Tân Châu ngày nay, ngoài cây dưa lưới trồng theo hướng công nghệ cao (trồng trong nhà màng, tưới nhỏ giọt) còn có cây xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Keo. Trái các loại xoài này được bao bọc kỹ, việc tưới nước, bón phân được áp dụng bằng hình thức tưới nhỏ giọt. Chính điều này đã làm cho nông dân tiết giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sau mỗi vụ sản xuất.

    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa
    Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã thật sự làm thay đổi nhận thức của nông dân ở vùng biên giới, từng bước tham gia vào quá trình chuyển đổi ngành nghề của người dân địa phương. Kể từ khi nông dân vùng biên giới mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, điều dễ nhận ra là đời sống bà con khấm khá hẳn lên, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể. Nhiều mô hình sản xuất mới, tiên phong ra đời góp phần giảm nghèo, đẩy mạnh chuyển dịch ngành nghề tại địa phương.

    Từ những thành tựu mà bà con nông dân vùng biên giới có được, Công ty chúng tôi Công ty TNHH Công nghệ Phần mềm Phạm Anh Phú có chi nhánh tại Long Xuyên An Giang lấy đó làm động lực và muốn đồng hành với nông dân trên con đường công nghệ mới. Nhìn ra được vấn về đó công ty đã nhắm đến các chủ đất, chủ vườn muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường rồi đến tay người tiêu một cách nhanh chóng kết hợp với việc quản lý tiêu thụ của từng loại sản phẩm.Trong thời kỳ 4.0 Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail chuẩn bị tung ra thị trường nhằm đáp ứng và đồng hành với nông dân trên con đường này.
     

Ủng hộ diễn đàn