Phân tích mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi tranan0401, 19/2/21.

  1. tranan0401

    tranan0401 Thành viên cấp 1

    Cửa hàng tiện lợi không phải một mô hình mới trên thế giới, nhưng đến thời điểm này các thương hiệu lớn mới bắt đầu bước chân vào Việt Nam cho thấy họ đã nhận ra thời cơ tại đây. Vậy mô hình cửa hàng tiện lợi có những ưu điểm nào?

    - Nâng cấp phù hợp: Không cần thiết phải mở to hẳn như đại siêu thị Big C hay Metro, các cửa hàng tiện lợi về cơ bản chính là mô hình tạp hóa được nâng cấp lên với những điều kiện phù hợp. Điều này có nghĩa chủ cửa hàng không cần đến một nguồn vốn khổng lồ mới có thể kinh doanh, sử dụng nguồn vốn nhỏ trong tay cùng bản kế hoạch chi tiêu hợp lý là hoàn toàn có thể phát triển một cửa hàng tiện lợi.

    Diện tích vừa và nhỏ (từ 50m2 trở lên) sẽ dễ dàng thuê mặt bằng ở khắp nơi, dù là trong ngõ rộng hay mặt tiền ngoài phố. Cung cấp đầy đủ sản phẩm cho đại đa số người dân hoặc một số đối tượng khách hàng chính để có thể phục vụ tốt nhất. Bộ nhận diện rõ ràng và nhất quán về biển hiệu, logo cửa hàng, đồng phục nhân viên, tông màu chủ đạo, cách bày trí, … cũng tốn một khoản chi nhưng lại xứng đáng với hiệu quả mang về nếu muốn ghi dấu ấn riêng biệt hay mở chuỗi.

    - Nhân rộng điểm bán không ngừng: Vẫn dựa trên thói quen của người dùng là ưu tiên tính tiện ích, vị trí địa lý được xét vào yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong cùng 1 khu phố cứ 500m có thể tìm thấy 1 cửa hàng tiện lợi, việc tập trung phủ rộng tại từng khu vực sẽ giúp thương hiệu dễ dàng “chiếm trọn” niềm tin của khách hàng, khiến họ ưu tiên chọn lựa cửa hàng tiện lợi đó. Bên cạnh đấy, qui mô cửa hàng tiện lợi có thể xuất hiện ở bất cứ đâu như gần cổng trường, gần chợ, ở những nơi tập trung đông dân cư và đặc biệt là rất dễ nhân rộng.

    - Hoạt động 24/24: Đây là điểm mạnh rất lớn mà các cửa hàng tiện lợi đang làm được. Việc nới rộng thời gian phục vụ khách hàng luôn là điểm cộng đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân mọi lúc.


    - Cơ sở vật chất: Cái tên cửa hàng tiện lợi đã nói lên rất rõ chức năng của nó đó là sự tiện dụng. Ở đó khách hàng có thể tìm được thứ họ cần và những công cụ để đáp ứng ngay điều họ muốn tại thời điểm đó. Như việc mua một cốc mì ở siêu thị thì người dùng sẽ phải đi về nhà nấu nước sôi, pha gói gia vị chờ mì chín mới có thể ăn, sau đó là công đoạn rửa bát đũa nếu có. Nhưng ở cửa hàng tiện lợi, nước sôi thường có sẵn, người dùng chỉ việc chế vô cốc mì và thưởng thức, ăn kiêng cho đồ thừa vào thùng rác là có thể bước ra ngoài đi chơi tiếp. Việc đầu tư lò vi sóng, máy làm kem, chỗ ngồi, thậm chí thức ăn được nấu chín ngay sau khi thanh toán được phục vụ tại bàn là những điểm cộng để cửa hàng tiện lợi đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thói quen của người tiêu dùng.

    - Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng: Tốc độ nhanh nhẹn của các nhân viên ở cửa hàng tiện lợi có được nhờ vào quy trình làm việc gọn gàng, và phần mềm quản lý bán hàng cũng đóng vai trò trong đó. Từ việc đọc mã vạch sản phẩm, nhận thanh toán bằng thẻ hoặc tiền mặt, cho tới việc in hóa đơn đều rất dễ dàng. Nhân viên thu ngân có thể thao tác nhanh chóng để khách hàng không phải chờ đợi, bên cạnh đó việc lưu thông tin khách hàng mới hay áp dụng những chính sách khuyến mãi riêng theo ngày, theo sản phẩm cũng được thực hiện trên màn hình bán hàng vô cùng tiện lợi.

    Không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng tiện lợi tại thị trường Việt Nam đang ngày càng nóng lên. Cùng chờ đón xem dự báo về xu hướng này sẽ còn đi xa đến đâu trong thời gian tới.
     

Ủng hộ diễn đàn