Bạn đọc Huỳnh Văn hỏi: "Tôi thường phải di chuyển trong khu dân cư nhưng tôi chưa nắm rõ các tốc độ cho phép ở khu vực này?" Theo quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau: Tốc độ tối đa của xe máy (xe mô tô) các khu vực Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h. Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông. Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h. Mỗi khu vực có quy định tốc độ tối đa của các loại xe khác nhau. Ảnh: TNTốc độ tối đa của xe ô tô Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Điều 9 của Thông tư 31/2019 cũng quy định tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau: Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. “Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe”- Thông tư quy định. Nguồn PLO