Răng sứ bị mẻ do đâu? - Nha khoa Delia

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi Nhakhoadelia265, 12/4/25 at 11:09 AM.

  1. Nhakhoadelia265

    Nhakhoadelia265 Mới đăng kí

    Răng sứ là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để cải thiện nụ cười và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gặp khi sử dụng răng sứ lâu năm là tình trạng răng sứ bị mẻ.

    [​IMG]

    Những chiếc răng sứ bị mẻ không chỉ gây ra sự bất tiện trong việc ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và thẩm mỹ của nụ cười. Cùng Delia tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết ngay sau đây nhé.

    Nguyên nhân phổ biến khiến răng sứ bị mẻ
    Răng sứ bị mẻ là 1 trong 10 trường hợp răng sứ hỏng phổ biến nhất, có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, bao gồm lý do chủ quan và lý do khách quan, dù bạn không mong muốn nhưng răng sứ vẫn có thể gặp tình trạng mẻ vỡ.

    Nguyên nhân răng sứ bị mẻ từ phía nha khoa
    Tay nghề của bác sĩ

    Chất lượng của việc bọc răng sứ phụ thuộc vào kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ.

    Nếu răng sứ được sản xuất và bọc tại một nha khoa uy tín với bác sĩ có kinh nghiệm, khả năng bị mẻ khi ăn nhai sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu bác sĩ không có đủ kỹ thuật hoặc không đảm bảo chất lượng trong quá trình bọc, răng sứ dễ bị yếu hơn và dễ bị sứt mẻ hơn.

    Tay nghề kĩ thuật của bác sĩ không đảm bảo dễ khiến răng bị sứt mẻĐặc biệt là kỹ thuật mài cùi răng là một quy trình phức tạp. Cần trình độ và chuyên môn cao mới có thể thực hiện chính xác.

    Bề mặt sứ cần được mài trơn nhẵn, những góc cạnh bén nhọn cần được làm tròn để hạn chế gãy, vỡ.

    Bác sĩ không có tay nghề sẽ mài răng sai tỷ lệ, không đủ độ dày ở các vùng chịu lực, đường hoàn tất đặt sai vị trí, tạo ra những tác động có hại lên mão sứ dễ dẫn đến gãy vỡ hơn.

    Chất lượng cơ sở nha khoa không uy tín

    Các cơ sở nha khoa không uy tín sẽ sử dụng các dòng sứ giá rẻ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Cùng với trang thiết bị và công nghệ thô sơ, vẫn còn thiên về thủ công. Dẫn đến việc kỹ thuật kém, quy trình thực hiện không bài bản. Dễ gây vỡ, mẻ và nhiều biến chứng khác cho răng.

    Trong khi tại Delia sử dụng công nghệ Smile Design và chế tác CAD/CAM chính xác tuyệt đối, các nha khoa kém chất lượng sử dụng kỹ thuật sơ sài, thủ công dẫn đến việc kích thước của răng chỉ mang tính chất tương đối, dẫn đến việc sai lệch kích cỡ là chắc chắn xảy ra, gây lệch khớp cắn và dễ sứt mẻ.

    Khi răng sứ hỏng, các nha khoa không có đủ trang thiết bị công nghệ sẽ khó điều trị chính xác, an toàn và gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân.

    Chất lượng của răng sứ

    Răng sứ cần phải được chế tác từ các loại vật liệu chất lượng cao để đảm bảo độ bền như mão toàn sứ nguyên chất. Các loại răng sứ tại Delia đều là răng toàn sứ 100% nhập khẩu Châu Âu và có đầy đủ thẻ bảo hành chính hãng, đảm bảo an toàn, chất lượng tuyệt đối.

    Ngoài chất lượng của răng, việc tuân thủ quy trình lấy dấu hàm và chế tác cũng đóng vai trò quan trọng. Chiều cao, kích thước, đường hoàn tất đều phải chuẩn xác 100% và đảm bảo lực nhai được phân bổ đều. Nếu lực nhai không phân tán, khi ăn nhai thời gian dài dễ bị sứt mẻ.

    Việc răng sứ chế tác không chuẩn khiến răng bị lệch khớp cắn, 2 hàm trùm lên nhau. Trong quá trình ăn nhai lâu dần sẽ xuất hiện các vết vỡ, mẻ.

    Việc lệch khớp cắn cũng khiến răng bị xoay trục, va chạm với nhau và sứt mẻ góc cạnh.

    Nếu sử dụng răng sứ kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc, chúng có thể dễ bị mẻ và hỏng nhanh chóng.

    Nguyên nhân răng sứ bị mẻ từ phía người sử dụng
    Tác động quá mạnh

    Một trong những nguyên nhân chính gây mẻ là tác động quá mạnh lên răng sứ. Người sử dụng răng sứ có thể không cẩn thận khi ăn nhai phải sạn, đồ quá cứng, gặp va chạm tai nạn, hoặc thậm chí bị chấn thương nặng.

    [​IMG]

    Các loại răng sứ có độ bền khác nhau, nhưng không thể tránh khỏi tình trạng này nếu tác động lên răng sứ quá mạnh.

    Nghiến răng khi ngủ

    Một trong những nguyên nhân chủ quan đầu tiên có thể dẫn đến tình trạng răng sứ bị sứt mẻ là việc nghiến răng trong lúc ngủ. Khi bạn nghiến răng, áp lực lên mạnh răng sứ trong thời gian dài có thể dẫn đến việc nứt, vỡ.

    Múi răng còn có thể bị gãy mẻ do các thói quen cận chức năng như nghiến răng. Khi 2 hàm nghiến vào nhau lâu ngày gây mòn và nứt răng, điều này cũng thể hiện răng bị lệch khớp cắn.

    Ăn đồ ăn quá cứng

    Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể không ý thức sử dụng răng sứ để cắn các thức ăn quá cứng như cua, xương, hạt có vỏ cứng, hoặc dùng răng để mở các lọ chai. Các thói quen này cũng có thể làm cho răng sứ bị mẻ.

    Răng sứ bị mẻ thường có triệu chứng như thế nào?
    Răng sứ bị mẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí của răng. Đôi khi vết mẻ khá nhỏ và bạn khó có thể phát hiện ra.

    Đau nhức: Răng sứ bị mẻ thường gây ra đau nhức khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Đau nhức có thể là dấu hiệu cho thấy răng sứ đã bị hỏng hoặc nứt.

    [​IMG]

    Nhạy cảm nhiệt độ: Răng sứ bị mẻ thường làm cho răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, khiến bạn cảm thấy đau hoặc ngứa khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh.

    Đau khi ăn: Khi răng sứ bị mẻ, bạn có thể cảm thấy đau khi ăn những thức ăn cứng hoặc có độ cứng lớn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy răng sứ đã bị nứt hoặc mẻ.

    Tác động và hậu quả của răng sứ bị mẻ
    Tình trạng răng sứ bị vỡ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của người sử dụng.

    Tổn thương lưỡi: Răng sứ vỡ có thể tạo ra các phần sắc nhọn và lởm chởm trên bề mặt, làm tăng nguy cơ cắn vào lưỡi gây đau và khó chịu.

    Răng yếu dần: Vết nứt và vỡ trên răng sứ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh của răng. Răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương khi gặp các tác động lực mạnh hoặc thay đổi nhiệt độ nhanh chóng.

    [​IMG]

    Nguy cơ mất răng: Răng sứ bị vỡ có thể làm lộ chân răng thật do mất đi lớp bảo vệ. Làm cho răng ngày càng suy yếu và có thể dẫn đến việc mất răng hoàn toàn.

    Tăng khả năng nhiễm trùng khoang miệng: Khi răng sứ bị vỡ, các vết nứt và kẽ hở có thể là nơi các vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng và đe dọa sức khỏe.

    Tại sao cần thay thế răng sứ bị mẻ? Đâu là giải pháp hiệu quả?
    Răng sứ mặc dù có độ bền khá cao và cứng chắc hơn răng thật từ 4 – 8 lần. Dù vậy nó vẫn có thể bị mẻ hoặc vỡ nếu tiếp xúc với lực tác động quá mạnh, thường xuyên, hoặc do các nguyên nhân khác nhau.

    Việc răng sứ bị mẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp thẩm mỹ và chức năng của răng. Vậy nên nếu không được thay thế, người dùng sẽ cảm thấy mất tự tin, tự ti trong giao tiếp và gia tăng khả năng ê buốt, viêm nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí phần răng bị mẻ có thể tạo ra các góc cạnh khiến cho lưỡi dễ bị tổn thương hơn.

    [​IMG]

    Việc xử lý răng sứ bị mẻ hiệu quả nhất chính là việc thay thế một mão sứ mới. Việc hàn trám răng chỉ mang tính chất tạm thời bởi miếng trám composite sẽ cần thay thế và không thể sử dụng lâu dài. Gây ra nhiều phiền phức cho người sử dụng.

    Tham khảo thêm: Răng sứ bị mẻ
     

Ủng hộ diễn đàn