Hơn cả một thương hiệu, CEO Hoàng Anh Tuấn cho biết anh mong muốn đến 2021, có thể mở 300 cửa hàng, đồng thời đưa sản phẩm đậu nành lên ngang tầm cà phê và trà sữa. Lúc ấy "đi soya nhé" không có nghĩa là đi Soya Garden mà là đi sử dụng các sản phẩm từ đậu nành nói chung. 09-12-2018 Đây là đối thủ đáng gờm cho startup của Shark Hưng: Dùng Big Data và AI để... 29-11-2018 Shark Linh khuyên người trẻ đừng rời văn phòng trước 7h tối, nhưng cựu đại... 21-11-2018 Shark Thủy: “Người ta nói trâu chậm uống nước đục', nhưng theo tôi thì cứ... Soya Garden có thể không phải là startup thành công nhất của series Shark Tank Việt Nam, nhưng chắc chắn nằm trong top những thương vụ được rót vốn nhiều nhất. Xuất hiện tại tập 8 mùa 1 gameshow về khởi nghiệp, đầu tư của TVHub, Hoàng Anh Tuấn và chị gái mong muốn gọi 15 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần của Soya Garden, startup chuyên kinh doanh các sản phẩm từ đậu nành hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Kết quả thật bất ngờ: Dù bị 4 "cá mập" chính trong chương trình từ chối, Soya Garden vẫn nhận được đề nghị rót vốn lên tới 15 tỷ đồng từ "cá mập khách mời" Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn giáo dục Egroup. Càng bất ngờ hơn khi vượt qua vòng thẩm định "thần tốc" trong 1 tháng, Soya Garden được đầu tư lên tới 20 tỷ đồng, lớn hơn cả số vốn Shark Thủy cam kết trên truyền hình. Từ đây, chương mới trong quá trình lớn mạnh của Soya Garden chính thức bắt đầu. Soya Garden, nơi khách hàng không phải là thượng đế Trong tập phát sóng cuối tháng 12 năm ngoái, Shark Thủy đã từng nhắn nhủ với 2 nhà sáng lập: "Anh muốn em thành công để anh còn lấy lại tiền của anh, anh không muốn lấy công ty của em khi nó bằng 0, vì vậy anh sẽ khởi nghiệp cùng với em, chúng ta phải thành công" Và thực tế diễn ra đúng như vậy. Dù không tiết lộ chi tiết số cổ phần mà Shark nắm giữ nhưng theo CEO Hoàng Anh Tuấn, Shark Thủy đã tiếp cận Soya Garden dưới góc nhìn cửa một người cùng khởi nghiệp chứ không đơn giản là nhà đầu tư. "Anh ấy hướng dẫn chúng tôi nhiều thứ và kết nối chúng tôi với những người rất giỏi trong lĩnh vực của mình. Rồi còn vốn, chi phí nữa,… có những cái đó chúng tôi mới làm được những gì chúng tôi ấp ủ. Thực sự anh ấy đóng vai trò rất lớn", CEO Soya Garden tâm sự với chúng tôi trong một cuộc trò chuyện cuối tháng 6 vừa qua. Hoàng Anh Tuấn và chị gái Thu Thủy trong tập 8 mùa 1 Shark Tank Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Egroup và các chuyên gia trong ngành, từ chỗ phát triển tự phát, không quan tâm môi trường bên ngoài thế nào, hai nhà sáng lập đã hình thành suy nghĩ, hướng đi chuẩn chỉnh, bài bản hơn. Tuấn xác định ngành F&B rất rộng, mỗi thương hiệu sẽ có cách xây dựng con đường riêng cho mình. Ví dụ trong mảng cà phê, cửa hàng định vị về specialty (tạm dịch: Sản phẩm khác biệt, PV) thì sản phẩm phải là cốt lõi còn cửa hàng định vị đồ uống take away thì địa điểm là "tử huyệt". Riêng với Soya Garden, những gì họ theo đuổi sẽ tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Trải nghiệm ấy được CEO lý giải từ 3 yếu tố, tương tự như chiếc kiềng 3 chân: Soya, Garden và Omotenashi. Cụ thể Soya là sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm thực sự tốt cho sức khỏe người dùng, đậu nành đều được Soya nhập khẩu trực tiếp từ Singapore, nơi đã được chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA của Mỹ. Tuấn cho biết ở Việt Nam, có thể có thương hiệu khẳng định mình là đậu nành hữu cơ, nhưng được chứng nhận bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hoặc tổ chức tương đương thì chưa có. Tiếp đó là Garden-Không gian. Ở Soya, những nhà sáng lập mong muốn tạo không gian thoải mái cho khách hàng, đem tới cảm giác thư thái, dễ chịu mỗi lần khách ghé qua.