Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe của con người?

Chủ đề thuộc danh mục 'Mẹo vặt' được đăng bởi thucphamkho, 29/3/23.

  1. thucphamkho

    thucphamkho Mới đăng kí

    Theo Đông Y, củ hà thủ có vị đắng ngọt, chát, và có tính ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát hà thủ ô liên quan đến táo sáp, khi đó có thể dẫn tới đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, hà thủ ô dùng trong Đông Y sẽ thường được chế biến sẵn.
    Hà thủ ô đỏ được rửa sạch vỏ bên ngoài. Tiếp đó, đem hà thủ ô ngâm với nước gạo trong khoảng 24 giờ. Tiếp theo, đem hà thủ ô thái miếng, loại bỏ lõi và dùng hà thủ ô này chưng cách thuỷ với nước đậu đen theo tỉ lệ 1kg hà thủ ô sẽ chưng với khoảng 100 - 300 gam đậu đen. Chưng liên tục và nước nấu trong nồi được chưng đến 9 lần thì được coi tốt nhất. Quá trình chưng giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và cho thuốc vào thận dễ dàng hơn.
    Theo Tây Y thành phần những dưỡng chất trong hà thủ ô thường bao gồm: 7,68% tanin, 0,805% các antraglycozid, 0,259% dẫn chất antraqinon tự do. Hà thủ ô sau khi được chế biến, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và những hợp chất khác.
    Hợp chất tanin trong hà thủ ô có công dụng giúp cố sáp, săn se, cầm tiêu chảy, còn hợp chất antraglycosid có công dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được sử dụng với những trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên. Tuy nhiên, khi dùng hà thủ ô cần phải được hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng dùng cũng như cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
    1. Tác dụng của hà thủ ô đỏ
    Thân và lá của hà thủ ô hay còn gọi là giao đằng có vị ngọt, tính bình. Thân leo và lá được dùng để an thần, dưỡng tâm, dưỡng huyết, hoạt lạc. Ngoài ra, thân leo và lá còn được sử dụng để trị chứng đau mỏi toàn thân, thần kinh suy nhược, thiếu máu,...
    Rễ củ có vị đắng chát, tính hơi ôn, công dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện... Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp điều trị can thận âm hư, huyết hư, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, di tinh, huyết trắng, râu tóc bạc sớm, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch... Dùng hà thủ ô đỏ với lượng từ 12 - 60 gam có công dụng giảm thiểu các tình trạng bệnh trên. Còn với liều dùng hà thủ ô đỏ khoảng từ 12 - 30 gam có công dụng bổ huyết, nhuận tràng thông tiện
    Mặc dù, hà thủ ô đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng với một số đối tượng nên kiêng khi dùng loại thuốc này như người đại tiện lỏng, đàm thấp, tỳ hư,....
    Ngoài ra, hà thủ ô còn có rất nhiều công dụng bổ thần kinh với hợp chất lexitin làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu, phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc những người da xanh, gầy còm, thiếu máu. Nước sắc của hà thủ ô đỏ còn giúp ức chế trực khuẩn lao. Hơn nữa, dịch chiết cồn hà thủ ô đỏ có công dụng hạ cholesterol với hàm lượng 1,5ga/ml và còn có công dụng chống oxy hoá.
    Tác giả: nông sản khô Dũng Hà
     

Ủng hộ diễn đàn