Tài sản chung vợ chồng lập di chúc như thế nào?

Chủ đề thuộc danh mục 'Mua nhà đất' được đăng bởi thanhthanh99, 20/2/23.

  1. thanhthanh99

    thanhthanh99 Thành viên cấp 1

    Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất được sử dụng nhằm đảm bảo nhu cầu gia đình cũng như để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Do đó, một bên vợ hoặc một bên chồng thì không thể tự lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản chung được. Vậy làm thế nào để lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng, quy định của pháp luật về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này nhé!

    >>>> Xem ngay: Luật mới các loại hợp đồng bắt buộc phải phải công chứng

    1. Vợ hoặc chồng có được định đoạt tài sản chung?
    Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung vợ chồng gồm các loại tài sản sau đây:

    [​IMG]

    – Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập của vợ chồng do lao động, sản xuất, kinh doanh.

    – Thu nhập từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng.

    – Tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp trừ các khoản về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản gắn với nhân thân của vợ, chồng.

    – Quyền tài sản với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, chìm đắm, đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc… mà do vợ, chồng xác lập chung…

    Với tài sản chung, vợ chồng có các quyền định đoạt, chiếm hữu cũng như sử dụng theo thoả thuận của hai vợ chồng. Nếu không có thoả thuận thì tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.

    >>> Xem thêm: Quy định về phí công chứng

    Đồng thời, Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng khẳng định, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sở hữu, định đoạt tài sản chung. Do đó, có thể thấy, với tài sản chung của vợ chồng, vợ hoặc chồng không thể lập di chúc với toàn bộ khối tài sản chung này.

    2. Làm sao để lập di chúc với tài sản chung vợ chồng?
    Như phân tích ở trên, với tài sản chung vợ chồng, một trong hai người vợ chồng không thể tự ý định đoạt (trong đó có việc để lại di chúc với toàn bộ khối tài sản chung vợ chồng) tài sản chung vợ chồng trong đó có định đoạt trong di chúc.

    Tuy nhiên, về quyền lập di chúc, Điều 609 và Điều 612 Bộ luật Dân sự có quy định, người để lại di chúc có quyền lập di chúc với phần tài sản riêng của mình hoặc phần tài sản của mình trong tài sản chung với người khác.

    Do đó, mặc dù không thể tự định đoạt tài sản chung vợ chồng nhưng nếu có tài sản chung vợ chồng, một trong hai người có thể để lại di chúc với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có thể thực hiện theo các bước sau đây:

    [​IMG]

    2.1. Thoả thuận hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng sau đó để lại di chúc về phần tài sản riêng của mình

    Như phân tích ở trên, một người có thể lập di chúc để lại tài sản của mình hoặc phần tài sản của mình trong khối tài sản chung với người khác. Do đó, khi vợ hoặc chồng muốn để lại di chúc đối với tài sản chung thì cần phân rõ phần tài sản riêng của mình là những gì trong khối tài sản chung.

    >>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ và 7 lưu ý cần biết

    Khi đó, để rõ ràng, cụ thể trong việc phân định tài sản riêng trong khối tài sản chung vợ chồng, vợ, chồng có thể lập thoả thuận về chế độ tài sản hoặc phân chia tài sản chung vợ chồng.

    Sau khi thực hiện các thủ tục nêu trên, vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền để lại di chúc với phần tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.

    2.2. Lập di chúc chung với tài sản chung vợ chồng
    Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định về di chúc chung vợ chồng như Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực và bị thay thế). Tuy nhiên, mặc dù không còn quy định nhưng hiện pháp luật cũng không cấm lập di chúc chung vợ chồng.

    Do đó, để định đoạt tài sản chung vợ chồng, hai vợ chồng có thể lựa chọn lập di chúc chung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người thừa kế chỉ được hưởng di sản theo di chúc nếu người lập di chúc chết.

    Đồng nghĩa trong trường hợp lập di chúc chung vợ chồng thì chỉ khi cả hai vợ chồng đều đã chết, di chúc đó mới có hiệu lực và những người thừa kế theo di chúc mới thực hiện các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản.

    Có thể thấy, so với cách làm thứ nhất ở trên, việc lập di chúc chung vợ chồng sẽ có thủ tục, tính chất phức tạp hơn, điều kiện hưởng di chúc cũng khó khăn hơn và nếu xảy ra tranh chấp cũng khó áp dụng luật để giải quyết một cách rõ ràng.

    >>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái đang đi du học

    Như vậy, trên đây là quy định về việc lập di chúc với tài sản chung vợ chồng thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Ủng hộ diễn đàn