Tại sao người tiêu dùng còn chưa “mặn mà” với nông sản sạch?

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ' được đăng bởi chamnguyen1987, 22/12/20.

  1. chamnguyen1987

    chamnguyen1987 Thành viên cấp 1

    Ngày nay, công nghệ phát triển mức sống của người dân ngày càng đi lên. Họ chú trọng đến các thực phẩm sạch, nông sản sạch. Tuy nhiên vẫn còn tồn động nhiều nghịch lý: Nhu cầu cấp thiết nhưng các doanh nghiệp, các nhà vườn sản xuất nông sản sạch vẫn còn” dậm chân tại chỗ” trong việc tiêu thụ sản phẩm?

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa

    Có một thực tế là người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn thật, đâu là thực phẩm đội lốt thực phẩm an toàn. Mặc dù người tiêu dùng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để hi vọng vào một sản phẩm có chất lượng tốt hơn, họ chỉ còn biết trông mong vào uy tín và lương tâm của người bán, nhưng đứng trước mức lợi nhuận khủng như vậy việc xuất hiện những hành vi gian dối là điều không thể lường trước.

    Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn chưa tuân thủ được quy trình sản xuất sạch hoặc hữu cơ, tiếp cận công nghệ còn hạn chế, nhưng vẫn tự phong sản phẩm đạt tiêu chuẩn “sạch”, hữu cơ. Người bán thì cứ ung dung bỏ qua những cái hại sao này chỉ nghĩ đến cái lợi ích trước mắt mà giá nông sản sạch mang lại mà tiếp tay cho các kẻ lừa đảo này. Bởi người ta thường nói “người mua lầm chứ người bán có chi mà lầm.”

    Không ít công ty sản xuất nông nghiệp hữu cơ bày tỏ, hiện nay nhiều đơn vị sản xuất tự phong hàng hữu cơ để bán giá cao, gây nhầm lẫn và mất lòng tin của người tiêu dùng, nhưng không có khung pháp lý xử phạt. Dù sản xuất sạch, dán nhãn chứng nhận hữu cơ trên bao bì, nhưng nếu thương nhân muốn “gian lận” thì người tiêu dùng cũng khó mua được sản phẩm sạch.

    Khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google, trong 0,73 giây có hơn 96 triệu kết quả trả về cho nội dung “nông sản sạch”. Tuy nhiên, các thông tin trên Internet cũng ở trong tình trạng “không thể kiểm soát”, thật giả khó phân biệt, khiến người tiêu dùng dễ dàng rơi vào ma trận thông tin quảng cáo của các nhà sản xuất. Lợi dụng tâm lý đó, các nhà sản xuất nông sản, trong đó có nông sản sạch, ra sức thổi phồng sự thật về nông sản mà họ sản xuất, cung cấp những thông tin không đúng sự thật về các loại nông sản, như nông sản an toàn là sạch nhất, là dinh dưỡng tốt nhất, an toàn nhất cho sức khỏe. Người tiêu dùng dễ rơi vào ma trận thông tin quảng cáo trên mạng Trong khi đó, theo các chuyên gia thì chỉ cần nông sản sạch đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về dinh dưỡng là đủ. Khi đó niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm này không còn nhiều.

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa

    Khi mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay để người tiêu dùng nhận thức tốt hơn, tin tưởng hơn đối với nông sản sạch, an toàn, cần tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của địa phương, tổ chức nhiều hoạt động tham quan vùng sản xuất, hội thảo giới thiệu. Nhà sản xuất phải có thông tin minh bạch về chất lượng nông sản sạch bằng cách dán nhãn mác cho nông sản và thông qua “công cụ” công nghệ để người tiêu dùng có thể chủ động kiểm tra thông tin, đó chính là việc truy xuất nguồn gốc thông qua các nhãn mác mà mình đã dán trên nông sản có như vậy người tiêu dùng mới cảm thấy an tâm hơn khi chọn nông sản sạch. Xu hướng công nghệ phát triển, với tem QR code người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm thông qua các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin. Các thông tin về thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Do ai sản xuất, sản xuất ở đâu, vào thời gian nào, rà soát đến từng công đoạn trong chế biến và phân phối, tất cả đều được công bố khi thực hiện truy xuất nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là thông điệp khẳng định chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn truyền tải tới khách hàng một nhanh chóng và minh bạch nhất. Cũng từ các mã QR đó, các công ty Công nghệ phần mềm đưa ra các ứng dụng liên kết với mã QR giúp các chủ cửa hàng siêu thị trong việc quản trị hệ thống bán hàng. Khi dùng máy quét là thông tin giá bán thể hiện đầy đủ giúp việc bán hàng nhanh chóng, thanh toán dễ dàng hơn, tránh tình trạng chờ đợi chen lấn trong quá trình tính tiền. Và trong đó không thể không nhắc đến Công ty TNHH Công nghệ Phần mềm Phạm Anh Phú có chi nhánh tại Long Xuyên- An Giang cũng nhận thấy điều đó và sắp tung ra thị trường Phần mềm quản lý bán hàng S2Retail giúp cho các chủ cửa hàng, siêu thị bán hàng nhanh chóng, quản lý hàng hoá khoa học hơn trong thời kỳ công nghệ số 4.0 phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới.
     

Ủng hộ diễn đàn