Thông tin về việc tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức từ 01/12/2024 được nhiều người quan tâm. Cụ thể về điều này thế nào, việc tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng sẽ áp dụng đến khi nào. Cùng theo dõi nội dung dưới đây. >>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán căn hộ chung cư tại Hà Nội. 1. Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ? Theo thông tin trên Chính phủ, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, diễn ra sáng 01/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quý I/2025. Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình về vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024). Đồng thời, hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025. Bộ Chính trị cũng đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết). Theo đó, sẽ tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương. Tại Nghị quyết 18-NQ/TW, Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó việc sắp xếp bộ máy phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển. Đồng thời, gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có đức, có tài; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp 2. Khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18 và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm. Các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, không dừng lại ở quy mô hay số lượng, sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. >>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân... Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Với yêu cầu cao hơn khi triển khai tổ chức mới, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ trước và sau khi sắp xếp lại tổ chức. Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. 3. Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ Về phương án sắp xếp, tổ chức lại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cho biết sẽ nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo hướng: - Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. - Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng - Sáp nhập Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số; chuyển một số nhiệm vụ khác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan. - Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường; chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan. - Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan có liên quan. - Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. - Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. - Chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban dân tộc, thành lập Ủy ban dân tộc tôn giáo… >>> Xem thêm: Chi phí làm sổ đỏ lần đầu cho con trai dưới 18 tuổi được tính thế nào? Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com